Sự‌ ‌phát‌ ‌triển‌ ‌của‌ ‌trẻ‌ ‌32‌ ‌tuần‌ ‌tuổi‌ ‌sau‌ ‌sinh‌ ‌

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Trẻ 32 tuần tuổi đã có thể đã bắt đầu vỗ tay, bò và thậm chí có thể nhặt những vật nhỏ. Thức dậy ít hơn vào ban đêm hoặc ngủ nhiều hơn. Trong khoảng từ 6 đến 9 tháng, các bé cũng tỏ ra nghi ngờ khi có điều gì đó khác thường xảy ra.

Trẻ 32 tuần tuổi cũng có thể tăng nhiều mỡ trong cơ thể đang trong giai đoạn phát triển. Mỗi ngày, trẻ đều học những cách mới để khám phá môi trường của mình. Bắt đầu hoàn hảo với các kỹ năng. Bạn có thể nhận thấy trẻ thay vì chơi ngẫu nhiên lại muốn chơi với bất cứ thứ gì và bất cứ nơi nào trẻ có thể với tới, trẻ tập trung vào những đồ vật thú vị như bút, đồ chơi, giày dép, dụng cụ nhà bếp, điện thoại di động, v.v ....

1. Sự phát triển về thể chất của trẻ 32 tuần tuổi

Bé 32 tuần tuổi đã có khả năng bò nhanh và đang tập đứng, đi trên đôi chân của mình do đó các bậc cha mẹ sẽ thấy trẻ di chuyển mọi nơi, mọi lúc. Mỗi ngày, trẻ sẽ học được những cách mới để có thể khám phá môi trường xung quanh cũng như dần hoàn thiện các kỹ năng của mình. Ngoài ra, những bé trong độ tuổi 32 tuần tuổi cũng hướng đến những mục tiêu cao hơn. Thay vì chỉ chơi với một đồ vật bất kỳ nào đó cầm trên tay, trẻ sẽ luôn hướng sự chú ý và những đồ vật khiến chúng tò mò và cảm thấy thích thú như đồ chơi, giày dép, các loại thú nhồi bông và theo đuổi chúng một cách chăm chú.

Bé trong giai đoạn này cũng ghét bị ràng buộc trong một không gian cố định. Một chiếc cũi hay một gian phòng chật hẹp không đủ để thỏa mãn nhu cầu khám phá của bé. Trẻ 32 tuần tuổi cũng sẽ cảm thấy khó chịu thậm chí vùng vẫy khi được bế hay lúc thay quần áo. Điều quan trọng nhất là tạo được một không gian đủ rộng rãi, hạn chế tối đa những thứ nguy hiểm trong tầm tay của trẻ và để chúng tự do khám phá tất cả các ngóc ngách trong ngôi nhà để có thể xây dựng những kỹ năng vận động tốt hơn. Tuy nhiên sẽ có một số thời điểm các bậc cha mẹ cần trẻ ngồi im một chỗ. Khi đó hãy thử đưa cho trẻ những thứ chúng thích nhưng kể cả như thế, cũng không nên hi vọng trẻ có thể ngồi yên với những thứ đó trong một thời gian dài.

Trong độ tuổi này, trẻ không ngừng phát triển các khả năng liên quan đến thể chất mới như lăn, bò, cầm nắm, kéo.... Chúng có thể thực hiện những bài thực hành này hàng giờ đồng hồ. Kết quả là thời gian ngủ của trẻ rút ngắn lại, trẻ không còn ngủ đến 15 hoặc 16 tiếng mỗi ngày như các giai đoạn trước đó nữa. Tuy nhiên, trẻ 32 tuần tuổi vẫn cần đảm bảo ngủ đủ 11 đến 12 tiếng mỗi ngày do đó nên hình thành thói quen ngủ và dậy trong những khung giờ nhất định cho trẻ. Trong trường hợp trẻ ngủ ít vào ban ngày, hãy tăng thời gian ngủ của chúng vào ban đêm để bù lại. Giờ đi ngủ sớm không ảnh hưởng đến thời gian thức dậy của trẻ. Trên thực tế, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng việc đi ngủ sớm có thể mang lại giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm, điều đó đồng nghĩa với trẻ ngủ sâu hơn vào ban ngày.


Trẻ 32 tuần tuổi không ngừng phát triển các khả năng liên quan đến thể chất mới như lăn, bò, cầm nắm, kéo....
Trẻ 32 tuần tuổi không ngừng phát triển các khả năng liên quan đến thể chất mới như lăn, bò, cầm nắm, kéo....

2. Thông tin về sức khỏe và an toàn của trẻ 32 tuần tuổi

Nếu chỉ chơi cùng các món đồ chơi yêu thích, các bé sẽ không thể đốt cháy hết năng lượng, điều đó dẫn đến những kích thích và các bậc cha mẹ có thể thấy trẻ có những hành động kỳ lạ như đập đầu. Trẻ có thể bắt đầu đập đầu một cách nhịp nhàng vào giường, cũi hoặc thậm chí là tường nhà. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con mình làm như thể, họ sợ bé có thể làm tổn thương chính bản thân mình hoặc sợ đó là dấu hiệu của bệnh tự kỷ.

Sự thật là có đến 20% trẻ sơ sinh cố tình đập đầu chúng vào các vật khác. Các chuyên gia cũng không thể lý giải được tại sao trẻ phải làm như thế nhưng họ đưa ra giả thuyết rằng đó là một cách giải tỏa căng thẳng của bé, giống như tình trạng mút tay hoặc quấn chăn ở một số trẻ khác. Mặc dù đập đầu cũng có thể là một trong những dấu hiệu tự kỷ nhưng điều này chỉ xảy ra khi nó đi kèm với một số hành vi khác. Nếu đến 14 tháng tuổi, em bé vẫn không chú ý và đồ vật, không nhìn vào cha mẹ khi được nói chuyện bạn mới thật sự cần phải đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Trong hầu hết các trường hợp, đập đầu là một hành vi hoàn toàn vô hại và không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của bé. Nhiều người cố gắng ngăn trẻ tự đập đầu nhưng mọi thứ có vẻ trở nên tệ hơn khi trẻ quấy khóc đòi đập đầu. Đừng quá lo lắng bởi nếu hành động này làm tổn thương trẻ hoặc khi chúng cảm thấy đau chúng sẽ dừng lại. Trong khi đó hãy thử âu yếm trẻ nhiều hơn vào giờ đi ngủ. Đối với một số bé điều đó dường như có thể khiến trẻ ngừng đập đầu.


Trẻ 32 tuần tuổi sẽ rất dễ mắc phải một số bệnh lý về hệ hô hấp, tiêu hóa gây sốt
Trẻ 32 tuần tuổi sẽ rất dễ mắc phải một số bệnh lý về hệ hô hấp, tiêu hóa gây sốt

3. Những điều cha mẹ nên biết khi chăm sóc trẻ 32 tuần tuổi

Khi trẻ 32 tuần tuổi, bé có thể sẽ ngủ nhiều hơn và ít tỉnh giấc cũng như quấy khóc vào ban đêm. Điều đó có thể mang lại cho các bậc cha mẹ những giấc ngủ thoải mái hơn những giai đoạn trước đó. Tuy nhiên điều khiến họ cảm thấy mệt mỏi là giai đoạn này trẻ rất hiếu động và luôn muốn khám phá mọi thứ dẫn đến việc chính bản thân những ông bố bà mẹ cũng luôn phải theo sát trẻ không ngừng nghỉ cả ngày. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy thử một trong số những cách sau đây để khiến bản thân thư giãn hơn:

  • Nghe nhạc: Một giai điệu vui nhộn và thân thiện với trẻ em sẽ giúp các bậc cha mẹ cải thiện tâm trạng dường như ngay lập tức. Ngoài ra những bản nhạc đôi khi cũng thu hút được sự chú ý của trẻ, tất nhiên là chỉ trong một thời gian ngắn.
  • Nước chanh: Mùi hương chanh được chứng minh có khả năng giải tỏa mệt mỏi, do đó hãy uống một cốc nước chanh khi cảm thấy mệt mỏi, điều đó có thể giúp cải thiện tâm trạng rất nhanh.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm như bánh nướng hay sôcôla, chúng có thể cung cấp một lượng lớn năng lượng nhất thời nhưng sau đó bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Thay vào đó hãy lựa chọn đồ ăn nhẹ kết hợp với carbohydrate và protein chẳng hạn như các loại bơ đậu phộng, sữa chua hoặc táo và phô mai.
  • Tăng cường hoạt động: Dõi theo hoạt động của các bé có thể tốn rất nhiều năng lượng tuy nhiên đó lại được xem là những bài tập thể dục hiệu quả. Càng di chuyển bạn càng có thêm cơ hội rèn luyện thể lực, không những thế, trẻ cũng sẽ rất vui khi nghĩ rằng bạn đang tham gia chơi cùng chúng.

Trẻ em trong độ tuổi 32 tuần tuổi sẽ ngủ liền mạch hơn vào ban đêm so với khoảng thời gian trước đó, tuy nhiên chúng rất hiếu động và gần như sẽ chẳng có phút nào ngồi yên vào ban ngày. Trong giai đoạn này, trẻ phát triển mạnh những kỹ năng về mặt thể chất và luôn muốn khám phá mọi thứ do đó chúng ghét bị bó buộc trong một khoảng không gian chật hẹp. Các bậc cha mẹ nên đảm bảo cung cấp đủ không gian cho các hoạt động để bé có thể tự do phát triển cả về thể chất và tinh thần, tuy nhiên cũng cần lưu ý loại bỏ những vật dụng có thể gây nguy hiểm cho bé.


Trẻ em trong độ tuổi 32 tuần tuổi sẽ ngủ liền mạch hơn vào ban đêm
Trẻ em trong độ tuổi 32 tuần tuổi sẽ ngủ liền mạch hơn vào ban đêm

Trẻ 32 tuần tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: parents.com, mamanatural.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe