Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Khi bé 18 tuần tuổi thì bé sẽ khám phá ra một số trò chơi mới, đó là tự chơi với hai bàn tay và hai bàn chân của mình. Bạn sẽ thấy có những lúc trẻ cứ lặp đi lặp lại hành động đưa hai tay lên gần mặt mà quan sát, hay là tay này nắm lấy tay kia rồi thì tay kéo chân. Đôi khi bạn còn còn thấy bé luôn khóc nhè mỗi khi thức giấc.
1. Các cột mốc 18 tuần tuổi
Tuần này, bé 18 tuần tuổi biết làm gì? Bạn có nhận thấy rằng kỹ năng vận động cơ bản của em bé hoạt động gần đây không? Lúc này, bạn có thể bắt đầu nhận thấy rằng khi em bé nằm sấp, chúng có thể lật trở lại. Đây là một trong những kỹ năng đòi hỏi trẻ phải có sức mạnh cơ bắp cùng với sự phối hợp cơ bụng và tay chân. Ở thời điểm này, bé đang sử dụng các cơ bắp lớn ở tay, chân và thậm chí toàn bộ cơ bắp của cả cơ thể bé để điều khiển cơ thể bé bằng cách quay xung quanh, và dễ dàng lăn qua lăn lại .
Bạn cũng có thể nhận thấy rằng em bé đang lăn lộn để tự mình đi quanh phòng. Điều này cho thấy trẻ sơ sinh 18 tuần tuổi đang giải quyết vấn đề cùng với các kỹ năng nhận thức của bé để tìm ra cách đi từ hướng đi từ điểm A đến điểm B
Bạn có nhận thấy rằng em bé của bạn đang di chuyển xung quanh nhiều hơn, nhưng chúng không nói chuyện nhiều như trước? Hoặc có thể bạn nhận thấy rằng em bé nói chuyện mọi lúc, nhưng chuyển động của chúng đã chậm lại? Điều này có thể giải thích rằng do bé có xu hướng tập trung vào một lĩnh vực phát triển, làm việc chăm chỉ để hoàn thiện và thành thạo một kỹ năng tại một thời điểm. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tạo điều kiện để có thể khuyến khích và tạo động lực cho bé làm việc với nhiều kỹ năng khác nhau. Em bé sẽ chuyển sang các kỹ năng và lĩnh vực phát triển khác khi bé cảm thấy sẵn sàng về thể chất và nhận thức.
Nếu em bé của bạn ngày càng di động nhiều hơn, thì có thể bé dễ bị tuột khỏi vòng tay của bạn hoặc lăn ra hoặc văng ra. Tuy nhiên, bạn cũng đừng hoảng sợ. Hầu hết các em bé đều ổn 100% sau đó. Nếu em bé đi khập khiễng, không phản ứng, hoặc không thể chịu được vết thương sau đó, thì bạn nên chăm sóc ý tế cho bé ngay lập tức.
Bạn hãy loại bỏ bất kỳ đồ vật có khả năng bị vỡ hoặc nguy hiểm có thể gây hại cho bé. Bạn cũng nên sử dụng nắp để lấp lỗ trống ổ điện để tránh nguy hiểm cho bé.
2. Bé 18 tuần tuổi ăn bổ sung được chưa?
Theo khuyến cáo tổ chức y tế WHO khuyến cáo toàn bộ các trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau 6 tháng là thời điểm bé bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, ở nước ta các bà mẹ có kỳ nghỉ thai sản là 6 tháng đôi khi bạn nghỉ sớm và cần đi làm lại sớm. Những trường hợp này WHO khuyến cáo thời điểm ăn dặm của con có thể bắt đầu khi bé được 4 tháng 20 ngày. Thời điểm tối đa các bà mẹ cần cho con ăn dặm là trước 6 tháng 10 ngày. Lúc này bạn nên chuẩn bị kiến thức để bắt đầu cho con ăn dặm vào những tuần tiếp theo như một hoặc hai loại ngũ cốc mà bé ăn mỗi ngày vẫn là một phần rất nhỏ trong chế độ ăn uống chung của bé, với phần lớn dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày của bé sẽ là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bổ sung thực phẩm cho bé thường vào buổi chiều hoặc buổi tối để giúp bé được no và ngủ yên giấc hơn.
Bạn cũng cần chuẩn bị đối mặt với việc tỷ lệ thực phẩm và sữa trong chế độ ăn của bé sẽ thay đổi từ từ khi bé lớn hơn. Bé uống khoảng 994 - 1,136 ml sữa mẹ mỗi ngày trước khi bắt đầu ăn dặm. Nếu em bé của bạn đã ăn được ngũ cốc gạo, thì bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về việc thử nhiều loại thực phẩm hơn (các loại ngũ cốc như lúa mạch và bột yến mạch hoặc trái cây và rau), nhưng chỉ cho bé làm quen với từng loại thực phẩm vào bữa ăn hàng ngày của bé. Nếu có bất kỳ phản ứng dị ứng nào xảy ra, bạn có thể nhận biết ngay được nguyên nhân là do thực phẩm nào.
3. Một số lưu ý với sự thay đổi của bạn sau 18 tuần sau sinh
Bạn có nhớ những ngày mà cuộc sống trước khi chào đón em bé đến với thế giới của bạn? Trước đây, có những ngày bạn có thể ngồi trên ghế dài, đọc sách hoặc xem chương trình yêu thích của bạn mà không bị gián đoạn. Ngôi nhà rất yên tĩnh, bạn có thể nghe thấy tiếng lá xào xạc, máy bay bay ở đằng xa,...
Bây giờ, những ngày của bạn sẽ đầy ắp cho con bú, tã lót, quấn tã, và quá trình này sẽ vẫn tiếp tục? Lúc này bạn đã trở thành mẹ, thì chúng ta dành cả ngày để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh.
Nhưng đó là hoạt động thiết yếu để lấp đầy khoảng thời gian của chúng ta bằng những hành động nhỏ khi nuôi dưỡng suốt cả ngày, để chúng ta có thể nuôi dạy con tốt. Dưới đây là một số mẹo để sử dụng tối ưu thời gian của bạn trong giai đoạn này:
- Thiền. Điều này có thể được thực hiện mọi lúc, mọi nơi
- Tắm nước nóng và lâu. Giả vờ như bạn ở spa.
- Nằm xuống một nơi yên tĩnh, thoải mái. Hãy thử điều này khi bé ngủ trưa. Đặt một số loại tinh dầu yêu thích của bạn vào bộ khuếch tán, thư giãn và đọc một cuốn sách yêu thích
- Chà kem dưỡng da chân mỗi tối.
- Khuếch tán một loại tinh dầu làm dịu hoặc tiếp thêm sinh lực.
- Lật qua một tạp chí yêu thích.
- Tạo các màu sắc với một bộ bút chì mới.
- Sấy khô tóc của bạn.
- Ăn một vài miếng sô cô la
- Nhâm nhi một cốc nước ấm xương hoặc trà.
- Xem chương trình yêu thích của bạn.
- Ngủ một giấc thật sâu.
Có rất nhiều cách khác nhau để bạn có thể có được một chút thời gian yên tĩnh, một mình trong suốt cả ngày. Người bạn đời của bạn có thể giúp cho bạn làm việc này, hoặc thậm chí là một thành viên gia đình hoặc bạn bè thân thiết.
Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều khi bạn làm một vài việc này mỗi ngày. Những hành động này tuy nhỏ tạo nhưng lại tạo ra sự khác biệt, và làm cho bạn cảm thấy yêu cuộc sống hơn.
Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đến hệ thống Y tế Vinmec để được khám và điều trị kịp thời.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: parents.com; motherandbaby.co.uk