Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên. Do vậy, phần lớn bệnh nhân tiểu đường sẽ mắc đồng thời bệnh lý thần kinh ngoại biên. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
1. Mối liên quan giữa bệnh lý thần kinh ngoại biên và bệnh tiểu đường
Có bốn loại bệnh thần kinh liên quan đến bệnh tiểu đường:
- Bệnh thần kinh ngoại biên
- Bệnh thần kinh tự trị
- Bệnh thần kinh sọ
- Bệnh thần kinh khu trú
Trong đó, phần lớn bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh thần kinh ngoại biên. Bệnh nhân tiểu đường với lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh và phát triển thành bệnh thần kinh ngoại biên. Bệnh thần kinh ngoại biên thường xảy ra ở chân hoặc tay dẫn đến tê, mất cảm giác và đôi khi đau đớn. Đây cũng là biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường.
Khoảng 60% đến 70% những người mắc bệnh tiểu đường sẽ phát triển bệnh thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên, tổn thương thần kinh này là không thể tránh khỏi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường có thể giảm nguy cơ phát triển tổn thương thần kinh bằng cách giữ mức đường trong máu càng gần mức bình thường càng tốt.
Lượng đường trong máu cao mãn tính gây tổn thương thần kinh không chỉ ở tứ chi mà còn ở các bộ phận khác trên cơ thể. Những dây thần kinh bị tổn thương này không thể mang thông điệp hiệu quả giữa não và các bộ phận khác của cơ thể.
Điều này có nghĩa là người bệnh có thể không cảm nhận được sự nóng, lạnh hoặc đau chân, tay. Trong trường hợp, người bệnh bị một vết thương bàn chân, người bệnh sẽ không cảm nhận được vết thương đó. Hậu quả có thể đe dọa tính mạng do nhiễm trùng.
Tuy vậy, có nhiều phương pháp điều trị để ngăn ngừa các triệu chứng cũng như giảm thiểu các biến chứng của bệnh. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa các triệu chứng đó.
2. Triệu chứng tổn thương thần kinh từ bệnh tiểu đường
Tê là triệu chứng phổ biến nhất và đáng lo ngại của tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường. Mất cảm giác cũng là một triệu chứng phổ biến. Những người mất cảm giác là những người dễ bị loét ở bàn chân, thậm chí cần phải cắt cụt chi. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng:
Các triệu chứng này sẽ xuất hiện thường xuyên hơn về ban đêm. Đồng thời các triệu chứng trên sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, vận động:
- Người bệnh có thể cảm thấy tăng độ nhạy cảm khi chạm vào hoặc cảm giác ngứa ran, tê ở ngón chân, bàn chân, bàn tay.
- Yếu cơ: Lượng đường trong máu tăng cao có thể làm hỏng các dây thần kinh cho cơ bắp. Điều này có thể dẫn đến yếu cơ. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi đi bộ, đứng lên, khó khăn khi lấy đồ hoặc xách đồ.
Để hiểu hơn về bệnh hoặc cần thăm khám,tư vấn khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh xuất hiện các bạn cần đến gặp đội ngũ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị sớm.
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
Nguồn: webmd.com
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.