Đái tháo đường là một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến trong thời gian gần đây. Để điều trị căn bệnh này, thường bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc thuốc sulfamid hạ đường huyết. Vậy cách sử dụng thuốc sulfamid hạ đường huyết như thế nào?
1. Các nhóm Sulfamid thường dùng
Sulfamid còn được biết với tên gọi khác là sulfonylure. Dựa vào thời gian ra đời của thuốc, nhóm thuốc hạ đường huyết được chia thành 3 thế hệ.
- Thế hệ thứ nhất bao gồm có: Carbutamide, Acetohexamide, Chlorpropamide, Tolbutamide
- Thế hệ thứ nhất bao gồm có:Glipizide, Gliclazide, Glibenclamide, Glyburide
- Thế hệ thứ nhất bao gồm có: Glimepiride
Đặc điểm cụ thể như sau:
- Glipizid: Ít gây ra tác dụng phụ và tỷ lệ gây ra tai biến hạ đường huyết là rất thấp. Người bệnh dù đã sử dụng thuốc nhiều năm nhưng khả năng dung nạp của thuốc vẫn rất tốt và đem lại hiệu quả cao do không bị nhờn thuốc. Người có tình trạng sức khỏe suy yếu, người lớn tuổi có thể gặp vài tác dụng phụ nhẹ như: nôn đầy hơi, đau đầu, dị ứng da.
- Glibenclamid: So với Glipizid thì khả năng gây tai biến hạ đường huyết cao hơn. Theo những công bố gần đây, dùng glibenclamid có làm tăng tỉ lệ tử vong so với dùng metformin và các thuốc làm tăng tiết insulin khác. Một số phản ứng phụ không mong muốn bao gồm có phát ban trên da, đầy hơi, gây ợ nóng, buồn nôn, ban lan tỏa giống sởi. Phản ứng gây vàng da ứ mật, hạ Natri máu ít gặp hơn.
- Glicrazid: So với thuốc Glibenclamid thì khả năng gây tai biến hạ đường huyết của Glicrazid nghiêm trọng hơn. Nó làm tăng nồng độ enzyme gan trong cơ thể ở một số trường hợp người bệnh do gặp các phản ứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa, phản ứng trên da, rối loạn máu.
2. Liều lượng và cách dùng thuốc Sulfamid hạ đường huyết
Cách dùng:
Để tránh xảy ra tình trạng hạ đường huyết, người bệnh nên uống thuốc sulfonylurea trong hoặc sau bữa ăn. Với các trường hợp chỉ uống thuốc với liều 1 lần/ngày, nên uống vào buổi sáng.
Liều lượng:
Liều thông thường áp dụng là từ 1 - 2mg/ ngày. Sau đó 1 đến 2 tuần, bệnh nhân có thể tăng liều lượng thuốc lên khi cần thiết để kiểm soát đường huyết. Lưu ý với các trường hợp người bệnh có tiền sử hoặc đang bị suy gan, suy thận chỉ nên dùng liều lượng thuốc là 1mg/ngày. Trường hợp cần thiết cũng có thể dùng kết hợp với thuốc insulin để tăng hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên liều lượng thuốc tối đa chỉ nên dùng 8mg/ngày. Trong thời gian điều trị có thể xảy ra phản ứng hạ đường huyết, do đó bệnh nhân cần phải theo dõi sức khỏe thận trọng hơn.
Quên liều thuốc:
Người bệnh không nên sử dụng vượt quá liều lượng thuốc. Nếu quên uống thuốc thì bệnh nhân nên dùng liều thuốc tiếp theo vào các bữa ăn kế tiếp, tuyệt đối không nên tăng liều lượng thuốc lên gấp đôi.
Lưu ý:
Công dụng kiểm soát đường huyết của thuốc sulfonulure là do khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất ra lượng insulin làm giảm tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn. Tuy nhiên, nếu người bệnh sử dụng quá liều lượng thuốc thì thuốc sulfonylure sẽ không đem lại hiệu quả mà còn gây tai biến hạ đường huyết. Để phát huy công dụng tối đa của thuốc và hạn chế tai biến, người bệnh cần phải dùng sufonylure ở liều thích hợp. Liều thuốc được kê sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.
Chống chỉ định:
- Không dùng thuốc cho người bị thiếu hụt insulin (nhiễm toan ceton, đái tháo đường phụ thuộc insulin, trẻ vị thành niên, tiền hôn mê và hôn mê do đái tháo đường).
- Không dùng thuốc cho người bị suy thận hoặc suy gan nặng
- Không dùng thuốc cho người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin ở gan
- Không dùng thuốc cho người bị quá mẫn với các thuốc nhóm sulfamid khác như các sulfamid kháng khuẩn hay sulfamid lợi tiểu.
3. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Sulfamid hạ đường huyết
Một số tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc Sulfamid hạ đường huyết bao gồm có:
- Tăng cân: Đã ghi nhận bệnh nhân có biểu hiện tăng cân trong quá trình điều trị, đây là tác dụng phụ xảy ra khi dùng thuốc insulin, thiazolidiones và glinides.
- Hạ đường huyết: Các thuốc nhóm Sulfamid hạ đường huyết sẽ khác nhau về khả năng gây hạ đường huyết, điều này sẽ phụ thuộc vào thời gian điều trị, liều dùng.
- Phản ứng hiếm gặp: Sulfonylurea có thể gây ra các rối loạn về tiêu hóa (phản ứng này khá ít gặp) và gây phản ứng dị ứng trên da như mẫn cảm với ánh sáng, mề đay hoặc hội chứng Lyell, bệnh gan với triệu chứng là vàng da, viêm gan, phản ứng liên quan đến huyết học với biểu hiện bao gồm mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, bạch cầu, và hạ natri máu.
4. Thận trọng khi dùng thuốc Sulfamid hạ đường huyết
Tình trạng suy dinh dưỡng, ăn uống thiếu khoa học, uống nhiều rượu bia và hoạt động thể lực cao sẽ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết nếu đang dùng thuốc nhóm Sulfamid. Do đó, người bệnh phải đảm bảo ăn đầy đủ trong thời gian điều trị bằng thuốc.
Cần thận trọng sử dụng thuốc với người bệnh cao tuổi hoặc bệnh nhân có tình trạng cơ thể suy yếu, bệnh nhân bị suy thượng thận, tuyến yên hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp, người nhạy cảm với tác dụng hạ đường huyết của thuốc điều trị đái tháo đường. Với những bệnh nhân này thì không nên dùng thuốc sulfonylurea có thời gian bán thải dài, chẳng hạn như carbutamid. Liều thuốc sử dụng trong thời gian đầu nên áp dụng liều thấp nhất.
5. Lưu ý khi dùng thuốc sulfonbylure để an toàn và hiệu quả hơn
Người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, không nên bỏ bữa, nhịn ăn, không làm các công việc hoặc luyện tập thể dục thể thao quá mức gây ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể. Bởi nếu người bệnh đang dùng thuốc giảm đường huyết và khi bị hạ đường huyết do các nguyên nhân trên có thể sẽ dẫn đến tai biến hạ đường huyết trầm trọng hơn.
Thời gian sử dụng thuốc cần cố định, tuyệt đối không nên dùng thuốc lúc đói. Trong trường hợp người bệnh cao tuổi hoặc bệnh nhân có tuyến tụy suy yếu, cơ thể không đáp ứng với sulfonylure thì rất dễ rơi vào trạng thái mất bù, hôn mê do tăng đường huyết. Do vậy mà trước khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần báo với bác sĩ về tiền sử bệnh mà mình đã từng mắc phải.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.