PET, PET/CT là các xét nghiệm hình ảnh quan trọng được sử dụng trong theo dõi ung thư. Quét PET, PET/CT có thể giúp phát hiện tế bào ung thư tái phát qua chất phóng xạ và các thiết bị phân tích nhận diện ung thư hiện đại.
1. Tác dụng của PET, PET/CT trong theo dõi ung thư tái phát
Có nhiều loại xét nghiệm khác nhau được sử dụng với mục đích chẩn đoán, xác định giai đoạn ung thư, theo dõi quá trình điều trị và theo dõi ung thư tái phát. Xét nghiệm hình ảnh PET/CT giúp phát hiện và quan sát khối u bằng cách tạo ra hình ảnh của các cơ quan và mô bên trong cơ thể. Chụp PET/CT thường được sử dụng tại các thời điểm khác nhau trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi sau điều trị ung thư.
Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) là một cách giúp quan sát hình ảnh của các cơ quan và mô bên trong cơ thể. Một lượng nhỏ chất phóng xạ được tiêm vào cơ thể bệnh nhân. Chất này được hấp thụ bởi các tế bào sử dụng nhiều năng lượng nhất. Vì tế bào ung thư sử dụng năng lượng nhiều hơn các tế bào thường nên hấp thụ nhiều chất phóng xạ hơn. Một máy quét sau đó nhận diện chất này để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể.
Chụp PET kết hợp với chụp cắt lớp vi tính (CT) được gọi là chụp PET/CT giúp cung cấp hình ảnh chi tiết hơn so với chỉ chụp PET hoặc CT. Chụp CT tạo ra hình ảnh ba chiều bên trong cơ thể bằng máy chụp X-quang. Sau đó, máy tính kết hợp những hình ảnh này thành một khung hình chi tiết, cắt ngang hiện lên các khối u bất thường.
Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) khuyến cáo không nên chụp PET hoặc PET/CT để theo dõi ung thư tái phát ở những bệnh nhân không có triệu chứng tái phát nhằm loại bỏ hoàn toàn ung thư.
Trắc nghiệm: Thử hiểu biết của bạn về bệnh ung thư
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 trên thế giới. Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về yếu tố nguy cơ cũng như cách phòng ngừa bệnh ung thư.
Bài dịch từ: webmd.com
2. Tại sao không nên lạm dụng chụp PET, PET/CT ?
Chụp PET và PET/CT có thể rất hữu ích trong việc chẩn đoán hoặc xác định giai đoạn ung thư. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác động của các xét nghiệm hình ảnh này trong kéo dài cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, nếu các xét nghiệm cho thấy ung thư tái phát chưa xác định rõ (được gọi là dương tính giả), đôi khi cần phải thực hiện xét nghiệm theo dõi và các thủ thuật xâm lấn không cần thiết. Điều này có thể gây khó khăn cho người bệnh về thể chất, tinh thần và tài chính. Chỉ thực hiện các xét nghiệm hình ảnh trong trường hợp bác sĩ đề nghị tiến hành để theo dõi, kiểm tra tình trạng sức khỏe hay đảm bảo việc ngừa ung thư tái phát.
3. Các câu hỏi hữu ích trong theo dõi ung thư tái phát
Sau khi điều trị ung thư, hãy nói chuyện với bác sĩ về mục đích của mỗi lần chụp sắp tới và cách người bệnh được theo dõi sức khỏe tốt. Cụ thể, bệnh nhân hay người chăm sóc nên hỏi các câu hỏi sau:
- Lịch hẹn tái khám sau khi điều trị ung thư hoàn tất của bệnh nhân như thế nào?
- Bệnh nhân có cần bất kỳ xét nghiệm nào không, và nếu có thì xét nghiệm gì với tần suất như thế nào?
- Rủi ro, lợi ích và chi phí của các xét nghiệm này là gì?
- Những triệu chứng và dấu hiệu mà bệnh nhân nên báo lại ngay lập tức là gì? Bệnh nhân nên báo lại những gì trong các lần kiểm tra sức khỏe định kỳ?
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: cancer.net
XEM THÊM:
- Những câu hỏi thường gặp khi chụp PET/CT tại Vinmec Times City
- PET/CT: Chìa khóa vàng trong cuộc chiến chống ung thư
- PET/CT giúp phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị ung thư như thế nào?