Stress và đái tháo đường

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Stress và đái tháo đường có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi cơ thể rơi vào trạng thái stress thì sẽ làm thay đổi nội tiết tố hay nói cách khác stress làm tăng đường huyết nhất là ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường thì kiểm soát đường máu rất khó và chính stress góp phần tạo điều kiện cho bệnh đái tháo đường phát triển.

1. Stress với bệnh tiểu đường

Stressbệnh đái tháo đường typ2 hiện nay là mối quan tâm hàng đầu trong ngành y tế vì những tác hại mà nó đem lại đối với sức khỏe của người bệnh. Đã có những nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa stress với bệnh đái tháo đường đó là nếu tình trạng stress diễn ra trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2. Ngoài ra nếu bệnh nhân đã và đang mắc phải bệnh đái tháo đường thì việc kiểm soát đường huyết không tốt cũng góp phần khiến cho tình trạng stress ở bệnh nhân ngày càng nặng nề hơn.

2. Stress làm tăng đường huyết

Stress làm nguy cơ tăng đường huyết của bệnh nhân vì khi cơ thể stress những hormon như adrenalin hay cortisol được giải phóng vào máu khiến nhịp thở của bệnh nhân tăng cao. Do vậy, máu đến nhiều hơn ở ngoại biên và cơ thể không thực hiện chuyển hóa glucose nên đường huyết tăng cao trong những trường hợp này. Ngoài ra chúng còn có đặc tính kháng insulin nên càng làm trầm trọng bệnh lý này hơn.

Mặt khác khi cơ thể bị stress một số bệnh nhân thường có xu hướng ăn uống nhiều hơn bình thường để giải tỏa căng thẳng chính việc này ăn uống không cân bằng này khiến cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn và gián tiếp gây nên bệnh cảnh đái tháo đường.

Những người khi đi mắc bệnh đái tháo đường thì sẽ rất căng thẳng và áp lực về việc điều trị cũng như kinh tế vì đây là bệnh lý mạn tính cần phải điều trị cả đời, cần điều trị trong thời gian rất dài nên càng làm tăng đường huyết hơn nữa hay đường huyết càng khó kiểm soát.

Nhìn chung khi trong cơ thể mà stress xuất hiện sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều hệ cơ quan khác nhau như miễn dịch, tiêu hóa, tiết niệu, sinh sản... nên đều có nguy cơ dẫn đến tình trạng bệnh đái tháo đường nặng nề hơn.


Tình trạng stress làm tăng đường huyết ở một số người bệnh
Tình trạng stress làm tăng đường huyết ở một số người bệnh

Để phát hiện và đánh giá kịp thời tình trạng này thì bệnh nhân cần nhận biết được những thời điểm tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sau đó thực hiện đo chỉ số đường huyết để đánh giá xem có tăng cao hay không. Bệnh nhân lưu ý rằng cần thực hiện việc này nhiều lần để có những kết luận thật chính xác liệu stress có đang ảnh hưởng đến tình trạng bệnh tiểu đường của bản thân hay không.

Stress và tiểu đường là 2 vấn đề song hành cùng nhau có mối liên quan chặt chẽ với nhau, stress làm tăng đường huyết hay khó kiểm soát đường huyết và ngược lại đường huyết tăng cao lại làm cho cơ thể dễ bị stress. Để hạn chế tình trạng này do sress gây ra thì người bệnh cần có một lối sống lành mạnh, lạc quan và tích cực, đồng thời tuân thủ điều trị để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe