Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tỷ lệ tử vong khá cao và hiện chưa có thuốc đặc trị. Sốt xuất huyết ở trẻ em thường diễn tiến nặng hơn sốt xuất huyết ở người lớn vì có khả năng rơi vào sốc và tái sốc. Sau đây là những dấu hiệu, triệu chứng giúp bạn biết sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm thế nào.
1. Biểu hiện và những giai đoạn khi trẻ mắc sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm thế nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân và giai đoạn diễn biến của bệnh. Khi trẻ mắc sốt xuất huyết sẽ trải qua 3 giai đoạn chính theo phân tích lâm sàng. Mỗi giai đoạn có những thay đổi, vì thế nắm rõ 3 giai đoạn phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn sốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không.
1.1. Giai đoạn trẻ bắt đầu sốt
Khi bắt đầu khởi phát bệnh, hầu hết bệnh nhi có dấu hiệu sốt cao. Trẻ mắc hội chứng sốt xuất huyết có thể hiểu là trẻ sốt cao và có xuất huyết. Vì thế, sốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không là một câu hỏi để các phụ huynh cảnh giác, chú ý và phòng bệnh cho trẻ tốt hơn. Phần lớn bệnh lý sốt cao đều sẽ ảnh hưởng đến trẻ và có nguy cơ biến chứng.
Trẻ mắc sốt xuất huyết thường sốt cao kéo dài. Thân nhiệt đo được sẽ cao hơn 39 độ trong suốt 2 - 7 ngày tùy mỗi bé. Hầu hết các biểu hiện sốt cao có kèm đau nhức, buồn nôn, chảy máu cam hay chảy máu chân răng đều bị nghi ngờ là sốt xuất huyết gây ra. Khi sốt cao nếu kiểm tra các chỉ số máu có thể phát hiện sự giảm sút nhanh chóng ở bệnh nhân. Đặc biệt là sụt giảm tiểu cầu, một biểu hiện thường gặp khi trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết.
1.2. Giai đoạn nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết
Sau khi xuất hiện những cơn sốt cao trẻ sẽ bắt đầu có biểu hiện của giai đoạn nguy hiểm. Lúc này câu trả lời cho sốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không thực sự là có. Các biểu hiện trong giai đoạn nguy hiểm thường gặp đó là:
- Thoát huyết tương sang khoang dịch gây tràn dịch làm cho máu rối loạn khả năng đông đặc;
- Xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, thậm chí là xuất huyết nội tạng;
- Suy yếu nội tạng ở diện rộng.
1.3. Giai đoạn bệnh nhi hồi phục khỏe mạnh
Vượt qua giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết người bệnh sẽ dần lấy lại sức khỏe. Khi bệnh nhân bước qua giai đoạn phục hồi, những triệu chứng sẽ bắt đầu thoái lui. Lúc này là thời điểm cần nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch để giúp cơ thể lấy lại trạng thái cân bằng.
Kết thúc giai đoạn nguy kịch trong khoảng 2 - 3 ngày bệnh nhân sẽ bước đến giai đoạn phục hồi. Trái ngược với 2 giai đoạn trên, bệnh nhân khi phục hồi bắt đầu thèm ăn và các chỉ số cơ thể theo xu hướng trở lại bình thường. Cơn sốt cũng giảm và thân nhiệt dần về mức 37 độ. Người bệnh trong giai đoạn phục hồi cần được phụ huynh chăm sóc, quan tâm để mau khỏe và đủ sức đề kháng.
2. Xét nghiệm phát hiện sốt xuất huyết ở trẻ em
Các phương pháp xét nghiệm dùng để phát hiện sốt xuất huyết đó là:
- NS1 là phương pháp kiểm tra bệnh lý sốt xuất huyết từ sớm, giúp phát hiện các xác kháng nguyên mà vi-rút để lại.
- IgM là phương pháp làm xét nghiệm khi bệnh nhân sốt khoảng 6 ngày. Thời điểm này kháng thể IgM sẽ chống lại vi-rút và có thể tính toán xác kháng thể còn lại sau khi kiểm tra.
- IgG là xét nghiệm đánh giá những kháng thể bên trong bệnh nhân, số lượng kháng thể này thường còn sống sót và có khả năng duy trì lâu dài.
Trước khi phát bệnh, bệnh nhi thường trải qua giai đoạn ủ bệnh. Vì vậy sốt xuất huyết chỉ phát hiện sớm ở giai đoạn sốt cao. Vì lý do này mà phụ huynh nên sớm cho bé đi kiểm tra xét nghiệm để sàng lọc bệnh lý đang mắc phải, tránh gây nguy hiểm khi để trẻ sốt xuất huyết kéo dài.
3. Chăm sóc trẻ em bị mắc sốt xuất huyết
Việc chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết sẽ hạn chế được được các biến chứng và nâng cao sức đề kháng để sớm hồi phục sức khỏe. Các biện pháp chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết gồm:
- Dùng thuốc hạ sốt theo đơn kê của bác sĩ.
- Trẻ sốt cao nên bù nước kịp thời để tránh mất nước, mất ion khoáng.
- Cho trẻ ăn thêm hoa quả, trái cây trong thời gian hồi phục để cơ thể hấp thụ vitamin và khoáng chất.
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau mắc bệnh cần đảm bảo đầy đủ. Khả năng ăn của bệnh nhi còn kém và hệ tiêu hóa cần thời gian làm quen. Do đó, phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày và chọn đồ ăn dễ tiêu hóa cho trẻ sử dụng.
- Hạn chế cho trẻ hoạt động quá nhiều gây mất sức.
- Trong quá trình phục hồi nếu trẻ có vấn đề bất thường nên cho trẻ đi kiểm tra tại bệnh viện.
- Giữ gìn phòng bệnh của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm thấp, côn trùng xâm nhập, đặc biệt là muỗi.
4. Sốt xuất huyết ở trẻ em nguy hiểm thế nào khi không xử lý đúng cách?
Thông thường trước khi phát hiện sốt xuất huyết ở trẻ phụ huynh sẽ hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp thông thường. Tuy nhiên một số phương pháp chăm sóc điều trị có thể khiến bệnh nhân sốt xuất huyết mau chuyển sang nguy kịch. Vì thế cần tránh làm một số lưu ý dưới đây khi trẻ sốt cao nếu nghi ngờ sốt xuất huyết:
- Cạo gió có thể hạ sốt nhưng dẫn đến xuất huyết chảy máu khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết.
- Trẻ uống nước có ga hay nước có màu sẫm sẽ gây ra hiện tượng nhầm tưởng là xuất huyết hệ tiêu hóa.
- Truyền dịch cho trẻ cần được bác sĩ cho phép. Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể sưng phù, suy tim thậm chí là tử vong nếu truyền dịch không đúng cách.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc sốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không. Mỗi bệnh nhân khi mắc sốt xuất huyết không nên chủ quan hay tự ý điều trị tại nhà. Mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết, đặc biệt sốt xuất huyết ở trẻ 1 tuổi là vô cùng nghiêm trọng và có nguy cơ cao biến chứng. Để phòng tránh biến chứng bệnh sốt xuất huyết và điều trị đúng cách hãy đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.