Sóng P là gì? Các dạng sóng P của điện tâm đồ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn Dương - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Điện tâm đồ được xem là một kỹ thuật cận lâm sàng cực kỳ cần thiết trong việc phát hiện và chẩn đoán một số bệnh lý liên quan đến rối loạn nhịp tim hay bệnh về bất thường cấu trúc tim mạch. Trong đó, sóng P là một yếu tố quan trọng trong các chuyển đạo của điện tâm đồ giúp chúng ta có thể khảo sát được một số bất thường tim mạch.

1. Sóng P là gì?

Sóng P trên điện tâm đồ được định nghĩa là độ lệch dương đầu tiên hay sóng dương đầu tiên xuất hiện trên một điện tâm đồ, phản ánh sự khử cực tâm nhĩ. Sóng P thường thể hiện rõ nhất ở chuyển đạo II, III, aVF và V1 vì ở những chuyển đạo này thì tâm nhĩ có xu hướng có những bất thường tại đây.

2. Các dạng sóng P

Trên điện tâm đồ, sóng P thường có 2 dạng chính là sóng P bình thường và sóng P bệnh lý, đặc điểm và tính chất của sóng P trong 2 trường hợp trên cũng rất khác nhau, cụ thể như sau:

  • Sóng P bình thường

Vị trí của sóng P bình thường ở D1, D2, aVF, V3, V4, V5, V6 và sóng P luôn dương, sóng P ở D3, aVL, V1, V2 thì có thể dương, âm nhẹ hoặc cũng có khi 2 pha. Đặc biệt trường hợp sóng P ở D3 và có mặt phức bộ QRS 3 thì sóng P và T3 có thể âm, sóng P ở vị trí aVR thì luôn luôn âm. Sóng P dương, âm hoặc 2 pha thì đều gặp phải tình trạng móc nhẹ hoặc chẻ đôi mức độ nhẹ.

Về biên độ, sóng P thường có biên độ rõ rệt nhất ở vị trí D2, thường là 1.2mm và cao nhất là 2mm, thấp nhất là 0.5mm. Đối với trẻ em thì sóng P có biên độ cao hơn so với sóng P ở điện tâm đồ của người lớn. Trên những chuyển đạo thực quản cũng như chuyển đạo trong buồng nhĩ thì sóng P thường có xu hướng cao hơn 10 lần so với sóng P ở D2 và hình dáng của sóng P ở những vị trí này thường rất giống với hình dáng của phức bộ QRS.


Vị trí và giới hạn bình thường của sóng P trên ECG
Vị trí và giới hạn bình thường của sóng P trên ECG

Về thời gian hay chiều rộng của một sóng P trên điện tâm đồ, sóng P có chiều rộng lớn nhất ở chuyển đạo D2 với giá trị trung bình là 0.08s, lâu nhất là 0.11s và chậm nhất là 0.05s. Chiều rộng của sóng P ở trẻ em thường ngắn hơn so với sóng P ở người lớn.

  • Sóng P bệnh lý

Khác với sóng P bình thường thì sóng P bệnh lý là sóng âm, biên độ thường dẹt và thấp hơn 0.5mm, chiều rộng hẹp hơn và chỉ kéo dài nhỏ hơn 0.55s. Cũng có trường hợp sóng P bệnh lý 2 pha và có chẻ đôi, móc sâu hoặc có những hình dạng bất thường như méo, dày hay trát đậm, lúc này một số tổn thương tim mạch có thể đã xảy ra ở những cấu trúc như tâm nhĩ, ví dụ như dày giãn tâm nhĩ, hoặc rối loạn nhịp tim.

Một số trường hợp đặc biệt như ngược vị tạng tim thì sóng P âm ở chuyển đạo D1, aVL, V5 và V6.

Đối với sóng P bệnh lý thì hình dạng của sóng P có thể thay đổi trên cùng một chuyển đạo bất kỳ, là dấu hiệu của chủ nhịp lưu động hoặc có tình trạng ngoại tâm thu tâm nhĩ. Nếu sóng P cao hơn 2.5mm và có hình dáng nhọn thì tình trạng dày nhĩ trái đã xuất hiện trên bệnh nhân, cũng có thể là dày nhĩ phải hoặc một bệnh lý tim có tím.

Sóng P trong trường hợp bệnh nhân bị kích động hoặc nhịp tim tăng nhanh cũng có xu hướng cao nhưng độ cao sẽ không quá 2.5mm. Nếu chiều rộng của sóng P lớn hơn 0.12s thì có thể nghĩ đến một tình trạng dày nhĩ trái trên bệnh nhân.

Nếu không có sóng P ở những chuyển đạo thì cần tìm sóng P ở một số vị trí như D2, V2, X1, V3R, S5, chuyển đạo buồng tim... hoặc thực hiện một số nghiệm pháp gắng sức để tìm được sóng P trong những trường hợp này. Một số phương pháp khác có thể tìm được sóng P như tiêm thuốc Atropin cho bệnh nhân hoặc ấn xoang cảnh. Cần biết chắc chắn được tình trạng mất sóng P là có thực sự hay không để có thể chẩn đoán một cách chính xác nhất những bệnh lý rối loạn nhịp tim.


Hình ảnh sóng P bệnh lý lớn nhĩ phải
Hình ảnh sóng P bệnh lý lớn nhĩ phải

Ngoài sóng P bình thường và sóng P bệnh lý còn một số loại sóng nhĩ có quan hệ mật thiết với sóng P theo một số đặc điểm như sau:

  • Sự khử cực tâm nhĩ từ phải sang trái với điều kiện tiên quyết là cần phải kích hoạt tâm nhĩ phải trước khi kích hoạt tâm nhĩ trái
  • Sóng nhĩ phải và sóng nhĩ trái tạo thành sóng P
  • 1/3 đầu sóng P sẽ tương ứng với sự kích hoạt tâm nhĩ phải, và 1/3 cuối sóng P sẽ là kích hoạt tâm nhĩ trái còn 1/3 là kích hoạt cả tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái.
  • Một đặc điểm khác là trong đại đa số những chuyển đạo thì sóng nhĩ phải và sóng nhĩ trái di chuyển theo một hướng nhất định và tạo ra sóng P một pha. Đặc biệt, khi ở chuyển đạo V1 thì sóng nhĩ phải và sóng nhĩ trái lại di chuyển ngược hướng nên tạo thành sóng P hai pha, trong đó độ lệch tích cực ban đầu tương đương với kích hoạt tâm nhĩ phải, còn độ lệch tiêu cực sẽ là kích hoạt tâm nhĩ trái
  • Hình dạng tổng quát của sóng P sẽ biểu thị được những bất thường ở tâm nhĩ, có nhiều tác dụng trong việc chẩn đoán.
  • Khử cực kết hợp để tạo ra sóng P có chiều rộng ngắn hơn 120ms và chiều cao bé hơn 2.5mm
  • Khi mở rộng nhĩ phái DII, kết hợp với nhĩ trái sẽ tạo được sóng P có chiều cao lớn hơn 2.5mm và chiều rộng giữ nguyên.
  • Khi mở rộng nhĩ trái DII sóng P được tạo ra có chiều cao trong giới hạn thường và chiều rộng nhiều hơn 120ms.

Định kỳ kiểm tra sức khỏe tim mạch, giúp phát hiện bệnh lý và kịp thời điều trị
Định kỳ kiểm tra sức khỏe tim mạch, giúp phát hiện bệnh lý và kịp thời điều trị

Việc quan sát sóng P trên điện tâm đồ là một bước cực kỳ quan trọng để xác định và nghĩ đến một số bệnh lý tim mạch . Vì vậy, cần chú ý đến hình dáng, biên độ cũng như thời gian của sóng P trong những chuyển đạo khác nhau để có thể xác định được đặc điểm của sóng P một cách chính xác nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe