Sơ cứu vết thương do động vật cắn

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Khắc Tiệp - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Tai nạn do động vật cắn rất thường gặp, đặc biệt là những loài vật nuôi trong nhà như chó, mèo...Vậy khi bị cắn, mọi người cần xử lý như thế nào?

1. Cách sơ cứu vết thương do động vật cắn nhẹ

Bước đầu tiên là khiến vết thương ngừng chảy máu: Dùng tay hoặc băng gạc ép trực tiếp lên vị trí vết thương cho đến khi ngừng chảy máu. Sau đó làm sạch vết thương: Đối với vết thương hoặc vết xước bề ngoài do động vật cắn:

  • Làm sạch khu vực bằng nước ấm và xà phòng nhẹ nhàng. Không nên dùng cồn để rửa vết thương, điều này có thể làm chậm liền vết thương.
  • Có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu xảy ra tình trạng dị ứng thuốc thì cần ngừng sử dụng ngay.
  • Tiếp theo là đặt một miếng băng vô trùng trên vị trí vết thương rồi băng lại.

2. Khi bị động vật cắn cần phải đến bệnh viện


Khi bị chó cắn cần xử trí tại chỗ và đưa người bệnh đến bệnh viện thăm khám ngay
Khi bị chó cắn cần xử trí tại chỗ và đưa người bệnh đến bệnh viện thăm khám ngay

Sau khi xử trí tại chỗ, bạn cần đưa người bệnh đến bệnh viện thăm khám vì vết cắn của động vật có nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Đặc biệt, cần đến viện ngay khi:

  • Vết thương đang chảy máu nghiêm trọng hoặc chảy máu không thể ngừng sau 10 phút ép mạnh vào vị trí vết thương
  • Bị cắn bởi các loài động vật hoang dã hoặc đi lạc, bất kể mức độ nghiêm trọng của vết thương.
  • Nếu biết chủ sở hữu của con vật (đặc biệt là bị chó cắn), hãy tìm hiểu xem các mũi tiêm phòng bệnh dại của con vật có đầy đủ không. Thông tin này cần được báo tới bác sĩ khám.
  • Nếu con vật là động vật đi lạc hoặc hoang dã, hãy báo lại với chính quyền địa phương.

3. Điều trị và theo dõi tiếp theo

Bác sĩ sẽ làm sạch vết thương cho người bệnh và có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Nếu là vết thương sâu, bác sĩ có thể gây tê vết thương và xử lý khâu vết thương, tùy thuộc vào độ lớn của vết thương và vị trí của vết thương.

Nếu có bất kỳ nguy cơ lây nhiễm bệnh dại, bác sĩ sẽ đề nghị tiêm phòng dại cho người bệnh. Hoặc, có thể yêu cầu tiêm phòng uốn ván.

Bác sĩ có thể kê đơn giảm đau bằng acetaminophen hoặc ibuprofen nếu cần thiết.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị vết thương do động vật cắn tại Bệnh viện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe