Sơ cứu vết thương: Những điều cần biết

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trịnh Ngọc Duy - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Các vết thương nhỏ, hở không chảy máu nhiều thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu một số vết thương sâu xảy ra tại những cơ quan hay vị trí nguy hiểm sẽ có nguy bị nhiễm trùng, sốc, thậm chí tử vong. Vì thế, việc sơ cứu vết thương rất quan trọng và cấp thiết.

1. Các loại vết thương thường gặp

Sơ cứu vết thương ban đầu thể giúp vết thương lành nhanh hơn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Có 2 loại vết thương đó là: vết thương kín và vết thương hở.

1.1. Vết thương kín

Vết thương kín thường do chấn thương trực tiếp như ngã hoặc bị tấn công bởi một vật gì đó. Trên vết thương kín, da không bị xước nhưng mô bên dưới hoặc huyết quản bị tổn thương, gây chảy máu dưới da, sưng.

1.2. Vết thương hở

Vết thương hở xảy ra khi da bị rách do va đập hoặc một số vật thể gây ra. Có nhiều loại vết thương hở như sau:

Vết trầy xước:

  • Ở lớp trên cùng của da cọ xát với bề mặt khác như mặt đất hoặc đường.
  • Dẫn tới chảy máu nhỏ và hình thành vảy trong vòng 24h nếu không có nhiễm trùng.

Vết cắt:

  • Vết thương sạch, min do vật sắc nhọn gây ra.
  • Vết cắt sâu có thể gây chảy máu nghiêm trọng.

Vết rách:

Vết rách thường do vật tù gây ra và thường lởm chởm, không đồng đều.

Vết đâm:

Vết đâm sâu và vết thương sâu hơn chiều rộng của nó.

Vết đạn bắn:

Vết đạn bắn do đạn bắn xuyên vào cơ thể. Vết thương đầu vào có thể nhỏ và tròn.

Sơ cứu vết thương: Những điều cần biết

3. Các bước sơ cứu vết thương

Các bước sơ cứu vết thương chảy máu như sau:

3.1. Nhận định

  • Đánh giá hiện trường để chắc chắn rằng an toàn
  • Đánh giá tình trạng người bệnh
  • Nhận định loại và mức độ nghiêm trọng của vết thương.

3.2. Kế hoạch

  • Vết thương nghiêm trọng: ngay lập tức gọi sự giúp đỡ và vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.
  • Với các vết thương nhỏ như vết trầy xước, vết cắt nhỏ: có thể tự sơ cứu vết thương tại chỗ như hướng dẫn bên dưới. Tuy nhiên, vẫn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị

3.3. Thực hiện

Sơ cứu làm sạch vết thương nhỏ, vết trầy xước:

Sơ cứu vết thương: Những điều cần biết

Sơ cứu vết thương kín:

  • Chườm lạnh vết thương 15- 20 phút/lần, khoảng cách 2 giờ/1 lần

Sơ cứu vết cắt:

  • Cầm máu bằng cách ép trực tiếp lên vết thương 3-5 phút
  • Theo bước làm sạch vết thương ở trên

Sơ cứu vết cắt cụt (nếu chân tay bị cắt rời hoàn toàn):

Sơ cứu vết thương: Những điều cần biết

Sơ cứu vết rách

Sơ cứu vết rách cũng như sơ cứu vết thương hở. Theo đó, với các vết rách nhỏ thực hiện như sau:

  • Làm sạch vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy
  • Loại bỏ chất bẩn và mảnh vụn từ vết thương
  • Nếu chảy máu, theo các bước sơ cứu cầm máu (ép trực tiếp lên vết thương 3-5 phút để cầm máu)
  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh

Với vết rách lớn cần cầm máu, làm sạch vết thương, che lại bằng băng và chuyển người bệnh tới cơ sở y tế.

Sơ cứu vết thương bị đâm xuyên

Những vết thương bị đâm xuyên cần thực hiện cầm máu ngay lập tức. Bằng cách che vết thương bằng vải sạch và chuyển tới cơ sở y tế ngay lập tức. Tại hiện trường không nên rút các vật đâm xuyên ra.

Sơ cứu vết thương: Những điều cần biết

Sơ cứu vết thương súng bắn

  • Thực hiện cầm máu
  • Làm sạch vết thương
  • Che lại bằng băng sạch
  • Chuyển tới bệnh viện ngay lập tức

3.4. Đánh giá lại

Người trợ giúp cần ở lại với nạn nhân cho tới khi xe cấp cứu tới hoặc chuyển nạn nhân tới bệnh viện. Thường xuyên kiểm tra lại tình trạng bệnh nhân và đánh giá hiệu quả của việc sơ cứu để có thể thực hiện các can thiệp cần thiết khi cần thiết.

Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hoạt động 24/24 vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và Chủ nhật cũng như các ngày lễ trong năm. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng cấp cứu tại Khoa được đào tạo chuyên sâu, bài bản, có thể tiếp nhận và xử lý khẩn cấp các trường hợp bệnh nhân, đồng thời luôn có sự phối hợp với tất cả các chuyên khoa một cách nhanh chóng.

Với trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, khoa Cấp cứu đã tiến hành cấp cứu và cứu sống những bệnh nhân nặng, phức tạp. Đồng thời, người bệnh tại Khoa Cấp cứu luôn được chăm sóc phối hợp bởi nhiều chuyên khoa chuyên sâu khác (chăm sóc theo nhóm chuyên khoa - Team Base Care). Chính vì vậy, tại Khoa Cấp cứu, người bệnh sẽ được khám, chẩn đoán, chính xác, nhanh chóng mức độ tin cậy cao và được điều trị chuyên sâu ngay từ giai đoạn cấp cứu giúp người bệnh nhanh chóng qua khỏi giai đoạn nguy kịch và ổn định.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe