Sinh đôi, sinh ba và hơn thế nữa: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Mang thai đã là một hành trình nhọc nhằn, nhưng khi người mẹ đang mang trong mình hai em bé hoặc nhiều hơn, nỗi vất vả càng tăng lên. Người mẹ cần giữ cho tinh thần lạc quan cũng sức khỏe tốt để đón bé chào đời.

1. Đa thai

Đa thai là khi nếu có hai hoặc nhiều hơn em bé lớn lên trong tử cung của mẹ cùng một lúc. Đôi khi các bé sẽ nhìn giống hệt nhau – song sinh cùng trứng, nhưng cũng có lúc các bé chỉ nhìn tựa như các anh chị em bình thường – song sinh khác trứng. Điều này xảy ra theo nhiều cách khác nhau

2. Đa thai cùng trứng

Đa thai cùng trứng: Là hiện tượng trứng sau khi được thụ tinh, tách làm đôi trong giai đoạn hợp tử và phát triển thành 2 hoặc nhiều phôi. Hai hoặc nhiều cá thể khi phát triển sẽ giống nhau về hình thức, gene và kháng nguyên.

Đa thai một trứng luôn cùng giới tính, giống y nhau về mặt di truyền và có đặc điểm sinh học rất giống nhau.

3. Đa thai khác trứng

Cặp song sinh khác trứng hay còn gọi là cặp song sinh không giống nhau được tạo thành từ hai trứng và hai tinh trùng hoàn toàn riêng biệt. Khác với đa thai cùng trứng, bộ gene di truyền của các bé đa thai khác trứng lại khác nhau Thường thì đa thai khác trứng phổ biến hơn đa thai cùng trứng.

4. Đa thai cùng mẹ, khác cha

Nếu một phụ nữ có hai trứng hoặc hơn, trong giai đoạn cửa sổ thụ thai, hoàn toàn có khả năng mỗi trứng được thụ tinh vào những thời điểm khác nhau, thậm chí từ những người đàn ông khác nhau. Vì vậy có thể các bé đa thai được sinh ra với những người cha khác nhau.

5. Sự kết nối chặt chẽ


Những cặp sinh đôi thường có sự kết nối chặt chẽ
Những cặp sinh đôi thường có sự kết nối chặt chẽ

Bố mẹ của các ca song sinh thường kể rằng những đứa con có một ngôn ngữ riêng đặc biệt. Giao tiếp giữa những đứa trẻ rõ ràng bắt đầu rất sớm. Một nghiên cứu cho thấy từ tuần thứ mười bốn của thai kỳ, những cặp sinh đôi thực hiện các động tác có chủ ý về phía nhau. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xem liệu điều này có đúng với các trường hợp đa thai khác – như sinh ba, sinh bốn, v.v.

6. Phương pháp sinh cho bà mẹ mang đa thai?

Mổ lấy thai (sinh mổ) nghĩa là em bé sẽ được đưa ra khỏi bụng mẹ qua một đường mổ, phương pháp này thường được thực hiện để đảm bảo sức khỏe của mẹ và các bé. Mẹ mang hai bé sinh đôi nhiều khả năng phải sinh mổ, và hầu hết các mẹ mang thai ba hoặc hơn đều phải thực hiện phương pháp sinh này.

7. Nguyên nhân của đa thai

7.1 Thuốc hỗ trợ sinh sản

Tại sao một số phụ nữ có khả năng mang đa thai cao hơn? Đó là do một số yếu tố. Ví dụ như, nếu một người phụ nữ không thể mang thai, bác sĩ có thể khuyến cáo cô ấy uống thuốc để buồng trứng sản xuất nhiều trứng hơn. Nhiều trứng hơn, cơ hội mang thai cũng được tăng lên, và khả năng người phụ nữ ấy mang đa thai khác trứng cũng tăng lên theo.

7.2 Thụ tinh trong ống nghiệm

Khi bác sĩ thu thập trứng từ buồng trứng của một người phụ nữ, thường sau khi cô ấy vừa uống thuốc hỗ trợ sinh sản. Trứng thu được được thụ tinh với tinh trùng bên ngoài tử cung và được đưa vào lại dạ con.

Quy trình này vừa khó khăn vừa không thể đoán trước, nên thường hai hoặc hơn bào thai vào tử cung của mẹ nhằm tăng khả năng ít nhất một bào thai sẽ sinh trưởng và phát triển. Đôi lúc, cả hai hoặc hơn bé đều phát triển, và bố mẹ sẽ có nhiều em bé đa thai khác trứng.

7.3 Tuổi và chủng tộc của mẹ

Hơn 35 phần trăm phụ nữ ở Hoa Kì có con khi tuổi đã ngoài ba mươi, một phần nhờ vào các biện pháp hỗ trợ sinh sản. Thậm chí không cần sự giúp đỡ của bác sĩ, phụ nữ hơn ba mươi vẫn có thể có hai hoặc hơn trứng một lúc, có lẽ vì cơ thể của họ sản xuất ra nhiều hóc môn kích thích buồng trứng hơn để tăng khả năng hoạt động của buồng trứng. Phụ nữ Mỹ gốc Phi rất có khả năng sinh đôi, trong khi phụ nữ Mỹ gốc Á ít có khả năng nhất.

7.3 Chiều cao của mẹ

Những bà mẹ mang đa thai thường cao hơn trung bình khoảng 2,5 cm so với những bà mẹ còn lại. Một hóc môn có nhiều hơn ở những phụ nữ cao – IGF - yếu tố tăng trưởng giống Insulin – có thể là nguyên nhân. Người ta phỏng đoán rằng IGF khiến buồng trứng phóng nhiều trứng hơn, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định giả thuyết này.

7.4 Sữa

Một nghiên cứu cho thấy những người phụ nữ uống nhiều sữa hoặc ăn nhiều sản phẩm từ sữa hơn hay mang thai đôi. Một số nhà khoa học cho răng sữa và các sản phẩm từ sữa khiến cơ thể sản xuất nhiều hóc môn IGF hơn, dẫn đến nhiều trứng được phóng ra hơn trong một chu kỳ kinh nguyệt.

7.5 Các nguyên nhân khác khiến phụ nữ mang đa thai

Nếu bà ngoại hoặc các chị em gái của mẹ đã từng sinh đôi khác trứng, khả năng mẹ mang thai đôi cũng tăng gấp hai lần. Những mẹ có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn cũng có khả năng mang thai đôi cao hơn. BMI là chỉ số lượng mỡ trong cơ thể, vì vậy chỉ số BMI cao hơn bình thường nhìn chung không tốt cho mẹ tí nào.


Một nghiên cứu cho thấy những người phụ nữ uống nhiều sữa hoặc ăn nhiều sản phẩm từ sữa hơn hay mang thai đôi
Một nghiên cứu cho thấy những người phụ nữ uống nhiều sữa hoặc ăn nhiều sản phẩm từ sữa hơn hay mang thai đôi

8. Bà mẹ nên đi khám bác sĩ lúc nào?

Mang đa thai đồng nghĩa mẹ phải gánh nguy cơ bị biến chứng và sinh sớm hơn thai đơn, vì vậy bác sĩ luôn theo dõi sức khỏe và thăm khám mẹ thường xuyên. Các bác sĩ sẽ theo sát sự tăng trưởng và phát triển của các bé, kiểm tra tình trạng của mẹ và cẩn trọng với các dấu hiệu chuyển dạ sớm.

8.1 Thăm khám bác sĩ thường xuyên hơn

Mẹ sẽ phải đi khám bác sĩ nhiều lần để kiểm tra sự tăng trưởng và phát triển của các bé cưng, theo dõi sức khỏe của mẹ và các dấu hiệu chuyển dạ sớm. Đặc biệt càng về sau, khi thai kỳ tiến triển, mẹ sẽ phải siêu âm hoặc làm các xét nghiệm khác nhiều hơn,

8.2 Tăng cân nhiều hơn

Mẹ tăng đúng số cân có thể hỗ trợ cho sức khỏe của các bé. Đối với các cặp sinh đôi, cân nặng khuyến cáo là tăng khoảng 17 -25 kg, đối với các mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai, thường mẹ phải nạp thêm 600 calo mỗi ngày. Mẹ hãy tham vấn ý kiến chuyên gia để có những lời khuyên đúng đắn.

8.3 Sinh sớm

Nếu quá trình chuyển dạ không tự bắt đầu được, các bác sĩ có thể giục sinh hoặc tiến hành mổ lấy thai ở một thời điểm chính xác vào quý thứ ba của thai kỳ để giảm thiểu nguy cơ biến chứng trong quý thứ ba.

9. Những biến chứng bà mẹ cần cân nhắc

Mỗi ngày, có rất nhiều những bé đa thai được sinh ra khỏe mạnh. Tuy vậy, mẹ cần cẩn trọng với các biến chứng nguy cơ sau:

9.1 Tiền sản giật

Biến chứng này gây tăng huyết áp và các vấn đề khác. Tiền sản giật có thể xảy ra đối với bất cứ thai kỳ nào, nhưng nó phổ biến hơn ở các ca mang đa thai. Huyết áp tăng thường là dấu hiệu đầu tiên, ngoài ra còn đau đầu, giảm thị lực, buồn nôn và nôn. Biến chứng này nguy hiểm cho cả mẹ và bé, nhưng mẹ đừng lo, đã có các loại thuốc làm giảm huyết áp và điều trị các triệu chứng khác. Tiền sản giật tự hết sau khi mẹ sinh bé.

9.2 Sinh non

Nếu mẹ đã có dấu hiệu chuyển dạ sớm, mẹ sẽ được tiêm thuốc có chứa steroid để đẩy nhanh tốc độ trưởng thành phổi của bé. Thậm chí sau khi đã được tiêm thuốc, bé vẫn có nguy cơ mắc các biến chứng như khó thở khó tiêu, giảm thị lực và nhiễm trùng. Các can thiệp để kéo dài thai kỳ như nghỉ ngơi tại giường không được khuyến cáo vì chưa được chứng minh có khả năng giảm tỷ lệ bé mắc bệnh và tử vong sơ sinh.

9.3 Tiểu đường thai kỳ

Khi mẹ mang đa thai, mẹ đang có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ. Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và các bé. Mẹ hãy thăm khám bác sĩ nội tiết hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đỡ kiểm soát đường máu suốt thai kỳ


Khi mẹ mang đa thai, mẹ đang có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ
Khi mẹ mang đa thai, mẹ đang có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ

9.4 Tăng huyết áp

Nếu mẹ có hai bé hoặc nhiều hơn, nguy cơ mắc phải các rối loạn huyết áp suốt thai kỳ cũng tăng lên.

9.5 Mổ lấy thai

Đối với các trường hợp sinh đôi, mẹ có khả năng sinh thường nếu bé đầu tiên nằm ngôi đầu. Nếu không, bác sĩ sẽ khuyến cáo tiến hành mổ lấy thai. Trong một số trường hợp, từ các biến chứng do sinh thường bé đầu tiên, mẹ sẽ phải phẫu thuật để sinh bé thứ hai. Mẹ mang thai càng nhiều bé, khả năng mẹ phải sinh mổ sẽ cao hơn.

9.6 Truyền máu song thai

Đối với các cặp sinh đôi cùng trứng, có mạch máu trong nhau thai chung khiến các bé có nguy cơ một bé nhận quá nhiều máu và bé còn lại rất ít. Đây là một biến chứng nghiêm trọng cho cả hai bé, gây biến chứng về tim và cần can thiệp thai nhi trong lúc mẹ mang thai.

Chương trình Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hỗ trợ phụ nữ mang thai từ trước sinh - trong khi sinh và sau khi sinh. Khi đăng ký chương trình thai sản trọn gói, sản phụ sẽ được theo dõi, thăm khám bởi các bác sĩ giàu chuyên môn. Bà mẹ sẽ được thăm khám theo dõi bởi các bác sĩ Sản phụ khoa, được các nhân viên gọi điện thông báo thường xuyên trước ngày đến lịch khám, siêu âm, xét nghiệm.

Việc thăm khám, kiểm tra đều đặn sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường của thai nhi, đặc biệt với trường hợp đa thai. Sản phụ sẽ được siêu âm định kỳ, siêu âm 3D/4D tầm soát dị tật thai nhi tại các tuần quan trọng như: Tuần 12, tuần 18, tuần 32... Tùy theo từng gói thai sản, bà bầu còn được làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm Double test, Triple test... hỗ trợ phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình có kinh nghiệm trên 13 năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh Sản phụ khoa, có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Sản Phụ khoa như:

  • Khám sàng lọc các bệnh lý cho mẹ và bé trước sinh
  • Sinh thiết gai nhau, chọc ối..
  • Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi ( siêu âm 3D, 4D)
  • Theo dõi sinh, đỡ sinh các trường hợp sinh thường, sinh khó
  • Khám điều trị các bệnh lý tiền sản giật, nhau tiền đạo, thai kỳ kèm các bệnh lý nội khoa phức tạp...
  • Phẫu thuật lấy thai các trường hợp mổ lấy thai lần 1, lần 2, lần 3...
  • Khám, điều trị các bệnh lý phụ khoa.
  • Khám, tư vấn các cặp vợ chồng hiếm muộn

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com, Mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe