Sinh con ở tuổi 40: Điều gì sẽ xảy ra?

Không có một thời điểm hoàn hảo nào để mang thai. Tuy nhiên, nhiều người thường được nói rằng, sinh con sau khi bạn 35 tuổi sẽ làm tăng nhiều rủi ro. Điều này có thể khiến cho bạn tin là không có nhiều bà mẹ sinh con sau thời điểm này. Sự thật là nhiều phụ nữ đang sinh con ở độ tuổi 40. Vậy, điều gì sẽ xảy ra khi sinh con ở tuổi 40 ?

1. Những điều cần biết khi mang thai tuổi 40

Tình trạng sinh con sau 40 tuổi đang ngày càng trở nên phổ biến. Trên thực tế, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) giải thích rằng, tỷ lệ này đã tăng lên kể từ những năm 1970, với số lần sinh con đầu lòng ở phụ nữ từ 40 đến 44 tuổi tăng hơn gấp đôi từ năm 1990 đến năm 2012. Mặc dù phụ nữ thường được khuyên nên có con trước 35 tuổi nhưng những dữ liệu thu thập được lại đang cho thấy điều ngược lại.

Có nhiều lý do khiến phụ nữ chờ đợi để có con, bao gồm điều trị khả năng sinh sản, chăm sóc sớm và ổn định cuộc sống sau này. Nếu bạn tò mò về việc sinh con ở độ tuổi 40 sẽ như thế nào, hãy xem xét tất cả các phạm vi lợi ích, rủi ro và những điều bạn cần biết.

1.1. Lợi ích của việc sinh con ở tuổi 40

Đôi khi, lợi ích của việc sinh con sau độ tuổi này có thể lớn hơn lợi ích của việc sinh con khi một người phụ nữ ở độ tuổi 20 hoặc 30.

Đầu tiên, họ có thể đã tạo dựng được sự nghiệp của mình và có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc nuôi dạy con cái. Hoặc tình hình tài chính của những người phụ nữ này cũng đã có thể thuận lợi hơn.

Ngoài ra, các bà mẹ cũng có thể đã có một sự thay đổi trong tình trạng mối quan hệ của mình và bạn muốn có con với người ấy. Đây là một trong số những lợi ích phổ biến nhất của việc sinh con ở độ tuổi 40. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy còn tồn tại những lợi ích tiềm năng khác, bao gồm:

  • Giảm thiểu tình trạng suy giảm nhận thức.
  • Kéo dài tuổi thọ.
  • Kết quả giáo dục tốt hơn ở trẻ em, chẳng hạn như điểm kiểm tra cao hơn và tỷ lệ tốt nghiệp cũng cao hơn.

Một trong những lợi ích tiềm năng của việc sinh con ở độ tuổi 40 là kết quả giáo dục tốt hơn ở trẻ em
Một trong những lợi ích tiềm năng của việc sinh con ở độ tuổi 40 là kết quả giáo dục tốt hơn ở trẻ em

1.2. Những nguy cơ tiềm ẩn khi mang thai ở độ tuổi 40

Do những tiến bộ trong công nghệ liên quan đến khả năng sinh sản, mang thai và sinh nở, phụ nữ hoàn toàn có thể sinh con một cách an toàn ở tuổi 40. Tuy nhiên, bất kỳ trường hợp mang thai nào sau độ độ tuổi 40 đều được coi là có nguy cơ cao. Bác sĩ sẽ theo dõi mẹ và em bé chặt chẽ về những điều sau đây:

Tuổi tác sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh vì chất lượng trứng suy giảm. Nguy cơ mắc các bệnh lý có liên quan đến vô sinh cũng tăng lên. Bao gồm các tình trạng như:

Ở phụ nữ 40 tuổi trở lên, nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như huyết áp cao, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ cũng tăng lên. Tỷ lệ dị tật bẩm sinh hoặc tình trạng di truyền ở em bé cũng tăng lên. Ở độ tuổi 40 của bà mẹ, khả năng sinh con mắc hội chứng Down là khoảng 1/100 và đến năm 45 tuổi, tỷ lệ này tăng lên 1/30.

Từ trước đến nay, nghiên cứu về các biến chứng liên quan đến tuổi mang thai và khả năng sinh sản tập trung vào phụ nữ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy tình trạng vô sinh gia tăng theo độ tuổi ở cả nam và nữ.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy: Những ông bố lớn tuổi có tỷ lệ vô sinh cao hơn, ngay cả khi bạn đời của họ dưới 25 tuổi. Bạn tình của nam giới trên 45 tuổi có nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non và tiểu đường thai kỳ cao hơn. Đàn ông trên 45 tuổi có nhiều khả năng sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh, nhẹ cân và điểm Apgar thấp - một thước đo sức khỏe chung của đứa trẻ khi sinh ra.

Tỷ lệ điều trị vô sinh thành công cũng sẽ giảm theo tuổi tác. Sau 40 tuổi, phụ nữ có khoảng 5% khả năng mang thai mỗi chu kỳ thụ tinh trong tử cung (IUI). Tỷ lệ thành công mỗi chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là dưới 20%.

1.3. Tuổi tác sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?

Những tiến bộ trong công nghệ sinh sản đã là động lực thúc đẩy sự gia tăng phụ nữ sinh con muộn. Một số phương pháp giúp tăng khả năng sinh sản bao gồm :

  • Phương pháp điều trị vô sinh như thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Đông lạnh trứng khi còn trẻ để bạn có thể sử dụng trong trường hợp đã già hoặc khó mang thai.
  • Ngân hàng tinh trùng.
  • Thậm chí, tình trạng đẻ thuê, đẻ mướn cũng có thể khiến những người phụ nữ yên tâm và có xu hướng mang thai muộn hơn.

Ngay cả khi có tất cả các lựa chọn này, khả năng sinh sản của phụ nữ vẫn giảm đáng kể sau 35 tuổi. Theo Văn phòng Sức khỏe Phụ nữ, 1/3 số cặp vợ chồng sau 35 tuổi gặp vấn đề về khả năng sinh sản.

  • Số lượng trứng còn lại quá ít và không đủ để thụ tinh.
  • Các tế bào trứng suy giảm chức năng.
  • Buồng trứng sẽ không thể giải phóng trứng đúng cách.
  • Tăng nguy cơ sảy thai.
  • Khả năng cao mắc các tình trạng sức khỏe có thể cản trở khả năng sinh sản.

Số lượng tế bào trứng của một người phụ nữ cũng giảm đáng kể sau tuổi 35. Theo Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), con số này giảm từ 25.000 ở tuổi 37 xuống chỉ còn 1.000 ở tuổi 51. Trong khi ở tuổi dậy thì, một người phụ nữ có từ 300.000 đến 500.000 tế bào trứng.

2. Sinh con ở tuổi 40: Điều gì sẽ xảy ra?

Đối với phụ nữ khỏe mạnh trên 40 tuổi, tuổi cao không nhất thiết thay đổi cảm giác hoặc quá trình tiến triển của thai kỳ. Hầu hết phụ nữ đều trải qua một loạt các triệu chứng trong tam cá nguyệt đầu tiên, bao gồm cả ốm nghén. Không có bằng chứng cho thấy các triệu chứng này nặng hơn hoặc khác đi ở những phụ nữ trên 40 tuổi. Tuy nhiên, tam cá nguyệt đầu tiên có thể căng thẳng hơn vì những lý do khác. Tuổi càng cao càng có nguy cơ bị sảy thai, đặc biệt là đối với những phụ nữ đã từng bị sảy thai.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy, nguy cơ sảy thai là 53% ở phụ nữ trên 45 tuổi, so với 10% ở phụ nữ từ 25 – 29. Khi quá trình mang thai tiến triển, phụ nữ từ 45 tuổi trở lên sẽ tăng nguy cơ gặp các biến chứng liên quan đến thai kỳ, chẳng hạn như:

  • Tiểu đường thai kỳ.
  • Huyết áp cao.
  • Sinh non.

Vì lý do này, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có thể đề nghị việc tăng cường theo dõi y tế. Việc giám sát này bao gồm các cuộc hẹn hoặc xét nghiệm bổ sung trước khi sinh. Một số phụ nữ cũng có thể chọn xét nghiệm di truyền để đánh giá khả năng sinh con với dị tật bẩm sinh.

Bất chấp những nguy cơ gia tăng này, phụ nữ trên 40 tuổi vẫn có thể mang thai khỏe mạnh. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, không có nguy cơ gia tăng các biến chứng thai kỳ ở phụ nữ khỏe mạnh từ 40 tuổi trở lên được chăm sóc trước khi sinh đủ chất lượng.


Phụ nữ từ 45 tuổi trở lên khi mang thai sẽ có nguy cơ cao gặp các biến chứng như sinh non, tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao,...
Phụ nữ từ 45 tuổi trở lên khi mang thai sẽ có nguy cơ cao gặp các biến chứng như sinh non, tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao,...

3. Mang thai khỏe mạnh ở độ tuổi 40

Chỉ một yếu tố là mang thai trên 40 tuổi không nhất thiết sẽ ảnh hưởng đến việc sinh nở. Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra được kết quả mang thai và sinh nở trên 40 tuổi không khác biệt đáng kể so với kết quả của phụ nữ trẻ, miễn là phụ nữ >40 tuổi :

  • Có chất lượng chăm sóc trước khi sinh tốt.
  • Không mắc bệnh mãn tính.
  • Tham gia đầy đủ các cuộc hẹn khám trước khi sinh.
  • Duy trì một lối sống lành mạnh.

Điều này có nghĩa là đối với phụ nữ khỏe mạnh, thụ thai sau 40 tuổi có thể không nguy hiểm hơn so với việc thụ thai sớm trong đời. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh mổ ở phụ nữ >40 tuổi cao hơn.

Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, tỷ lệ biến chứng ở phụ nữ trên 40 tuổi cao hơn. Một nghiên cứu năm 2017 ở Berlin so sánh kết quả của phụ nữ sinh con trên 45 tuổi với phụ nữ 29 tuổi cho thấy: Tỷ lệ phụ nữ trẻ cần được điều trị sinh sản là 3%, so với 34% ở nhóm lớn tuổi. 28% phụ nữ lớn tuổi, so với 11% phụ nữ trẻ sinh non. 59% phụ nữ lớn tuổi sinh mổ, so với 29% phụ nữ trẻ. Sinh mổ có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác, đặc biệt là đối với phụ nữ lớn tuổi. Một nghiên cứu năm 2019 liên hệ việc sinh mổ với nguy cơ cao bị các biến chứng nặng, chẳng hạn như đột quỵ, tắc mạch và xuất huyết.

Mặc dù việc sinh mổ có thể là một giải pháp cho những bà mẹ mang thai muộn nhưng thai phụ nên thảo luận về các biến chứng tiềm ẩn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ. Tránh sinh mổ tự chọn có thể giúp giảm các biến chứng khi sinh.


Tỷ lệ sinh mổ ở phụ nữ trên 40 tuổi thường cao hơn.
Tỷ lệ sinh mổ ở phụ nữ trên 40 tuổi thường cao hơn.

Quá trình thụ thai sau 40 tuổi không khác gì đối với nhiều người. Để các cặp vợ chồng khác giới có thể thụ thai, hai vợ chồng phải giao hợp trong thời kỳ sinh nở của người phụ nữ. Thời điểm dễ thụ thai nhất vẫn là những ngày xung quanh ngày rụng trứng và ngày rụng trứng. Sử dụng các xét nghiệm dự báo rụng trứng có thể giúp xác định chính xác việc rụng trứng. Theo dõi nhiệt độ cơ thể bạn cơ bản có thể giúp một người kiểm tra xem họ đã rụng trứng hay chưa. Việc làm này rất quan trọng khi phụ nữ già đi, vì một số phụ nữ ngừng rụng trứng hoặc không rụng trứng thường xuyên.

Để theo dõi thân nhiệt cơ bản, mọi người có thể đo nhiệt độ vào cùng một thời điểm vào mỗi buổi sáng ngay khi thức dậy. Điều quan trọng là làm điều này ngay lập tức vào buổi sáng, sau khi ngủ ít nhất 3 - 4 giờ và sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số. Sau khi rụng trứng, nhiệt độ trung bình tăng nhẹ 0,5 - 1°C và vẫn tăng cho đến khi phụ nữ có kinh. Sau đó, nhiệt độ trở về mức cơ bản.

Thân nhiệt cơ bản không phải lúc nào cũng là thước đo chính xác cho sự rụng trứng. Một số yếu tố, như căng thẳng và uống rượu, có thể ảnh hưởng đến các phép đo. Những phụ nữ độc thân hoặc đang trong một mối quan hệ đồng giới có thể chọn các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong tử cung hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Các phương pháp điều trị này cũng là một lựa chọn nếu một người trong một mối quan hệ bị vô sinh.

Nếu một trong hai đối tác có bất kỳ bệnh lý nào từ trước, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), họ nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra trước khi họ cố gắng mang thai. Nếu một người phụ nữ tin rằng mình không rụng trứng, cô ấy có thể đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Hầu hết các bác sĩ khuyên phụ nữ trên 35 tuổi nên đến gặp chuyên gia sinh sản sau khi cố gắng có con hơn 6 tháng mà không có kết quả. Những người ở độ tuổi 40 có thể nhận thấy rằng, tìm cách điều trị hiếm muộn càng sớm càng tốt có thể giúp họ thụ thai thành công. Nhiều người trên 40 tuổi có thể mang thai khỏe mạnh và an toàn. Với sự chăm sóc sức khỏe phù hợp và lối sống lành mạnh, những người phụ nữ mang thai trên 40 tuổi đều có thể nhận được những kết quả tích cực.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: healthline.com, medicalnewstoday.com, baby-chick.com, verywellfamily.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe