Sau sinh 1 năm: Cơ thể người mẹ phục hồi thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Tạ Quốc Bản, Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.

Bạn có thể cảm thấy cơ thể mình bình thường trở lại sau sinh một năm, hoặc bạn cũng chỉ cảm thấy khác trước một chút do tùy cơ địa từng người. Thực tế, việc phục hồi sau sinh còn dựa vào rất nhiều yếu tố, ví dụ như duy trì chế độ dinh dưỡng, rèn luyện cơ thể, cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn,...

1. Tình trạng vật lý vết mổ đẻ

Vết sẹo mổ của bạn sẽ mờ đi nhưng nó vẫn có thể có cảm giác hơi tê. Nếu bạn muốn có thêm một em bé sớm thì ít nhất khi sinh mổ bạn nên để 2 bé cách nhau 18 tháng. Và đối với trường hợp này cần có chế độ đặc biệt giúp mẹ phục hồi sau sinh mổ tốt. Bởi vì, nếu không thực hiện theo khuyến nghị này thì nguy cơ vỡ tử cung khi chuyển dạ và sinh ngả âm đạo sẽ rất lớn.


Tình trạng vật lý vết mổ đẻ
Tình trạng vật lý vết mổ đẻ

2. Tình trạng sức khỏe tâm thần

Điều này có thể phụ thuộc vào tâm lý của bạn trong việc thích nghi với việc làm mẹ và thời gian nghỉ ngơi. Bạn có thể chọn cách giúp cơ thể nghỉ ngơi hợp lý và thoải mái, chẳng hạn như chợp mắt cùng em bé khi em bé đã chìm vào giấc ngủ. Đây cũng là chế độ phục hồi sau sinh khá tốt cho mẹ.

Sinh con tạo ra một hỗn hợp cảm xúc mạnh mẽ. Nhiều người mới làm mẹ trải qua giai đoạn cảm thấy chán nản hoặc lo lắng. Các triệu chứng bao gồm thay đổi tâm trạng, lo lắng và khó ngủ. Tình trạng buồn chán thường dịu đi trong vòng hai tuần. Trong khi chờ đợi, hãy chăm sóc bản thân thật tốt và dưỡng sức phục hồi sau sinh, đồng thời chia sẻ cảm xúc và nhờ những người thân yêu hoặc bạn bè giúp đỡ.

Nếu bạn cảm thấy thay đổi tâm trạng nghiêm trọng, chán ăn, mệt mỏi và thiếu niềm vui trong cuộc sống ngay sau khi sinh con, bạn có thể bị trầm cảm sau sinh. Hãy liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị trầm cảm, đặc biệt là nếu các triệu chứng của bạn không biến mất.


Trầm cảm sau sinh là bệnh lý nguy hiểm ở các mẹ bầu
Trầm cảm sau sinh là bệnh lý nguy hiểm ở các mẹ bầu

3. Rụng tóc

Một người bình thường rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày, nhưng không phải tất cả cùng một lúc, vì vậy bạn không nhận thấy điều này xảy ra. Tuy nhiên, khi bạn mang thai, hormone thai kỳ sẽ giúp bạn giữ cho những sợi tóc đó và hạn chế được tình trạng rụng. Tuy nhiên, khi những hormone này giảm thì mọi hoạt động trở lại bình thường và những sợi tóc thừa cũng sẽ rụng theo. Bạn cũng không quá lo lắng bởi đây chỉ là quá trình bình thường nhưng bạn cần có kế hoạch và chế độ chăm sóc phục hồi sau sinh phù hợp.

Nếu bạn bị rụng tóc sau khi sinh, bạn có thể làm một số điều sau để khắc phục tình trạng này:

  • Giữ cho mái tóc của bạn khỏe mạnh bằng cách ăn uống đầy đủ và tiếp tục bổ sung vitamin sau sinh phù hợp.
  • Tác động nhẹ nhàng hơn ở những vị trí tóc rụng nhiều để ngăn ngừa tình trạng rụng tóc nhiều sau khi mang thai. Chỉ gội đầu khi cần thiết cùng với việc sử dụng dầu xả tốt và lược răng thưa để giảm thiểu tình trạng xơ rối. Một điều đặc biệt lưu ý không nên chải đầu hay tác động mạnh khi tóc còn ướt, bởi vì lúc này là thời điểm tóc yếu nhất.
  • Bỏ qua tất cả các tác động nhiệt và hoá chất lên tóc chẳng hạn như: máy sấy tóc, máy làm xoăn và máy là phẳng nếu bạn có thể và không thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị hóa học nào như nhuộm highlight, uốn và duỗi tóc cho đến khi ngừng rụng.
  • Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn rụng tóc quá nhiều. Khi nó đi kèm với các triệu chứng khác, rụng tóc sau khi mang thai có thể là dấu hiệu của viêm tuyến giáp sau sinh.

Rụng tóc là triệu chứng thường gặp của các mẹ sau sinh
Rụng tóc là triệu chứng thường gặp của các mẹ sau sinh

4. Thay đổi da

Các vết rạn da sẽ không biến mất sau khi sinh con, nhưng cuối cùng chúng sẽ mờ dần từ màu đỏ sang màu bạc. Bạn có thể chờ đợi một thời gian để thấy được vùng da này sẽ dần dần hoà với màu da ở những vị trí khác.


Hình ảnh rạn da sau sinh của các sản phụ
Hình ảnh rạn da sau sinh của các sản phụ

5. Giảm cân

Sau khi sinh, bạn có thể trông giống như đang mang thai vì lúc này bụng của bạn vẫn đang trong tình trạng xổ, điều này là bình thường, hầu hết phụ nữ giảm 6 kg trong khi sinh, bao gồm cả cân nặng của em bé, nhau thai và nước ối. Sau đó, kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn dần trở lại cân nặng trước khi mang thai.


Sau sinh, các mẹ nên duy trì tập luyện để lấy lại vóc dáng
Sau sinh, các mẹ nên duy trì tập luyện để lấy lại vóc dáng

6. Các đề xuất giúp bạn có chế độ phục hồi sau sinh

Để cơ thể có thể phục hồi sức khỏe thì bạn cần phải duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tiếp tục tập thể dục.

  • Thực hiện các bài tập kegel: Chúng tôi biết chắc chắn có nhiều ưu tiên khác trong danh sách việc cần làm của bạn với tư cách là cha mẹ mới nhưng nếu có thể bạn hãy dành một chút thời gian để thực hiện các bài tập này, chúng sẽ có tác dụng rất tốt để cơ thể bạn phục hồi nhanh chóng.
  • Luyện tập thể dục: Cho dù bạn sinh thường hay sinh mổ, thì đến thời điểm này bạn cũng nên có những lịch trình và kế hoạch để nâng cao sức khỏe cũng như vóc dáng cơ thể.

Nếu bạn vẫn quan hệ tình dục đau đớn, sa dạ con hoặc tiểu không kiểm soát, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Chăm sóc sau sinh là một quá trình liên tục, toàn diện cho cả mẹ và bé, kể cả sinh thường hay sinh mổ thì phụ nữ đều cần thời gian phục hồi để đảm bảo không có biến chứng sau sinh xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: verywellfamily.com, healthline.com, whattoexpect.com, parents.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe