Bị tiểu đường thai kỳ: Khi nào đẻ thường, khi nào đẻ mổ?

Tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong thời gian mang thai được gọi là tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng nặng nề cho cả mẹ và em bé. Vậy bị tiểu đường thai kỳ có đẻ thường được không, hay phải sinh mổ?

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tình trạng rối loạn lượng đường trong máu trong thời gian mang thai được gọi là tiểu đường thai kỳ. Sau khi mẹ sinh xong, bệnh sẽ mất dần. Tình trạng tiểu đường thai kỳ sẽ dễ quay lại trong lần mang thai thứ 2 nếu mẹ bầu đã từng bị tiểu đường thai kỳ khi mang thai lần thứ nhất.

Tiểu đường thai kỳ cũng tương tự như người thường mắc bệnh tiểu đường. Phần lớn các các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ thường ít xuất hiện các biểu hiện rõ ràng. Một số trường hợp nhận thấy thông qua việc đi tiểu nhiều, thường xuyên khát nước....

Tiểu đường thai kỳ cũng giống như bệnh tiểu đường ở người thường. Hầu hết các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ thường ít có triệu chứng rõ ràng. Chỉ có một vài người nhận thấy qua việc đi tiểu nhiều, khát nước thường xuyên.... ăn nhiều đồ ngọt, ăn thực phẩm dầu mỡ, nhu cầu thèm ăn, huyết áp cao, lười vận động,... là những nguyên nhân chính dễ gây bệnh.


Tiểu đường thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi
Tiểu đường thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) ngày càng, có xu hướng gia tăng và cho đến nay cơ chế bệnh sinh của ĐTĐTK vẫn chưa thực sự rõ ràng. Tình trạng kháng Insulin tế bào, yếu tố béo phì và ĐTĐTK, rối loạn cơ quan thụ cảm của Insulin, rối loạn vận chuyển glucose và hoạt động của Insulin, rối loạn chức năng đảo tụy, cơ chế tự miễn, cơ chế di truyền, yếu tố thai nhi, yếu tố viêm nhiễm. Trong đó tiện tượng kháng Insulin tế bào được coi là cơ chế hay gặp nhất của ĐTĐTK là 9 cơ chế sinh bệnh đái tháo đường thai kỳ được đưa ra.

Theo đó, do Insulin hoạt động kém hiệu quả, sức đề kháng Insulin cao gây nên đái tháo đường thai kỳ. Lượng insulin trong máu ở những người mắc ĐTĐTK có thể cao nhưng các tế bào của cơ thể giảm hoặc không tác ứng với tác động của Insulin.

Sự xuất hiện và tăng cao của các hormone thai nghén dẫn đến những sự thay đổi này. Tình trạng này thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu của thai kỳ, ĐTĐTK ở nửa sau của thời kỳ mang thai rất dễ xảy ra nếu có sự giảm sút trong đáp ứng của Insulin với sự thay đổi nồng độ Glucose máu vì điều này thể hiện sự giảm sút chức năng của tế bào của tụy – cơ quan sản xuất Insulin.

2. Ai dễ bị tiểu đường thai kỳ?

Một trong những biến chứng phổ biến nhất khi mang thai chính là tiểu đường thai kỳ, tác động đến 1/10 mẹ bầu và thường gặp nhiều hơn ở những người béo phì. Bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, bạn có thể kiểm soát bệnh này .

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, chẳng hạn như:

  • Phụ nữ trên 25 tuổi;
  • Gia đình có tiền sử mắc đái tháo đường;
  • Phụ nữ bị béo phì ( BMI >30 thì nguy cơ ĐTĐTK tăng gấp 3 lần so với người BMI < 20);
  • Tỷ lệ đái tháo đường của người Đông Nam Á cao gấp 5 lần;
  • Có tiền sử bất thường về dung nạp glucose hoặc suy giảm dung nạp Glucose lúc đói;
  • Những trường hợp có tiền sử ĐTĐTK;
  • Có tiền sử đẻ con to trên 4kg;
  • Đã từng sảy thai nhiều lần, thai lưu đặc biệt là thai lưu 3 tháng cuối. con dị tật, đa ối vv...;
  • Ở lần mang thai trước từng bị rối loạn huyết áp, tăng huyết áp mạn tính hay bệnh thận.

Sản phụ có tiền sử sảy thai tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ
Sản phụ có tiền sử sảy thai tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

3. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ gây hậu quả nặng nề cho cả mẹ và trẻ sơ sinh, khiến tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong tăng.

Với mẹ bầu, nguy cơ biến chứng cho mẹ như rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, tổn thương thận, mắt, mạch vành tăng do ĐTĐTK gây ra. Rối loạn tăng huyết áp khi có thai, tiền sản giật, đẻ khó, sang chấn trong đẻ, chảy máu sau đẻ, tăng tỷ lệ mổ lấy thai do thai to, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn là những biến chứng sản khoa có thể xảy ra.

Về lâu dài, nguy cơ trở thành đái tháo đường type 2 sau này (30-50% bị ĐTĐ type 2 trong vòng 5-10 năm). Béo phì và tăng cân quá mức

Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai sau (tỷ lệ 30-69% ở những lần có thai kế tiếp).

Đối với thai nhi, sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng nặng nề do sự tác động của ĐTĐTK. Tình trạng tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến hai giai đoạn của thai nhi.

Giai đoạn 3 tháng đầu: tiểu đường thai kỳ tác động lên quá trình phát triển của phôi, thai gây nên sảy thai tự nhiên, thai lưu, và dị tật bẩm sinh với tỷ lệ từ 8-13%, cao gấp 2-4 lần so với nhóm không bị tiểu đường thai kỳ. Các dị tật thường gặp là tổn thương hệ thần kinh, tim, các mạch máu lớn, hệ xương, thận, tiết niệu.


Tiểu đường thai kỳ ở giai đoạn 3 tháng đầu có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi
Tiểu đường thai kỳ ở giai đoạn 3 tháng đầu có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ:

  • Tỷ lệ tử vong chu sinh tăng (chiếm 20-30%), đặc biệt sau đẻ do hạ glucose máu, hạ canxi máu. Sự gia tăng glucose máu mạn tính của mẹ dẫn đến tăng sử dụng glucose của thai nhi, gây tình trạng thiếu oxy của thai nhi, tăng tình trạng toan máu của thai là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp gây thai lưu khiến thai có thể chết lưu trong vòng 3-6 tuần cuối của thai kỳ;
  • Tỷ lệ suy hô hấp, bệnh màng trong, xẹp phổi do ngăn cản quá trình hoàn thiện của phổi thai nhi tăng;
  • Thai nhi tăng trưởng quá mức, thai to;
  • Có nguy cơ đẻ non do đa ối cấp, mạn tính;
  • Thai nhi chậm phát triển;
  • Thiếu nước ối;
  • Thai to, đẻ khó gây sang chấn.

4. Bị tiểu đường thai kỳ sinh thường hay sinh mổ?

Mẹ có thể kiểm soát được lượng đường trong cơ thể và thai kỳ vẫn có thể diễn ra bình thường mà không ảnh hưởng gì đến việc sinh nở nếu mẹ bầu biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống. Áp dụng phương pháp sinh mổ hoặc sinh qua ngả âm đạo còn phụ thuộc vào nhiều lý do sản khoa khó có thể dự đoán sự được trong thai kỳ. Dự đoán có thể đúng hơn khi gần sinh hoặc chuyển dạ.


Sản phụ lựa chọn sinh thường hay sinh mổ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ
Sản phụ lựa chọn sinh thường hay sinh mổ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ

5. Khi bị tiểu đường thai kỳ nên làm gì?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý:

  • Cơ thể sẽ không sản sinh insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng mà lại bị tích tụ trong máu nên phụ nữ mang thai không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Hạn chế đến mức tối đa các chất béo và mỡ động vật, thức ăn chiên dầu chứa nhiều cholesterol. Trước khi sử dụng, mẹ bầu cần kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng trên bao bì những thực phẩm đóng gói, đóng hộp dùng ăn liền

Luyện tập thể dục thường xuyên và đều đặn

  • Tập thể dục thường xuyên giúp điều chuyển lượng đường trong máu đến các tế bào khác, hạn chế tồn tại trong máu.
  • Với phụ nữ mang thai, nên luyện tập nhẹ nhàng, giữ nhịp tim không vượt trên ngưỡng 140 lần/ phút. Cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi tiểu đường, khắc phục triệu chứng đau lưng, chuột rút,...với 30 phút luyện tập mỗi ngày.

Duy trì tập luyện nhẹ nhàng giúp mẹ bầu giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tiểu đường
Duy trì tập luyện nhẹ nhàng giúp mẹ bầu giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Thường xuyên kiểm tra định kỳ:

  • Mẹ bầu nên đến bác sĩ để được thăm khám, tư vấn dùng thuốc theo đơn khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để theo dõi kịp thời những biến động, chủ động phòng ngừa, kiểm soát hợp lý trong quá trình điều trị.
  • Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh của mẹ để kê đơn điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể trong quá trình thăm khám. Có những loại thuốc không phù hợp dành cho phụ nữ đang mang thai, có thể dẫn đến sảy thai và những hậu quả đáng tiếc khác vì vậy mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài để uống.

Video đề xuất:

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe