Thuốc kê theo đơn có thể giúp bạn giảm đau, giảm viêm một cách hiệu quả và kiểm soát nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của bạn. Nhưng để đơn thuốc đó dùng một cách an toàn và hiệu quả nhất có thể thì phải được uống đúng cách và đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân không thực hiện đúng các bước khi dùng thuốc kê theo đơn, và mắc những sai lầm phổ biến khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh.
Có nhiều sai lầm mà người bệnh có thể mắc phải khi sử dụng thuốc, dưới đây là những trường hợp điển hình và phổ biến nhất.
1. Uống sai thời điểm sử dụng thuốc trong ngày
Thời điểm sử dụng thuốc có thể được chỉ định vào các buổi trong ngày như sáng, trưa, tối hoặc theo các bữa ăn như uống trước khi ăn hoặc sau khi ăn. Lựa chọn thời điểm uống thuốc vào lúc nào đóng vai trò quan trọng trong cách sử dụng thuốc đúng cách an toàn và hiệu quả. Thông thường bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ là người đưa ra những chỉ định cho bệnh nhân thời điểm sử dụng thuốc, hoặc đôi khi trong tờ hướng dẫn có trong bao bì thuốc cũng có chỉ định thời điểm uống thuốc. Ví dụ, bác sĩ có thể đưa ra hướng dẫn cho bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp vào buổi sáng, do uống loại thuốc này vào ban đêm có thể khiến huyết áp của bệnh nhân giảm xuống quá thấp. Vì vậy, khi mọi người được kê đơn thuốc và đề cập tới thời gian sử dụng thuốc trong ngày thì nên coi đó là quy tắc khi sử dụng thuốc chứ không phải khuyến nghị, bất kể mọi người sử dụng loại thuốc nào.
2. Bỏ qua hướng dẫn sử dụng thuốc
Berger nói, một số loại thuốc như thuốc điều trị tuyến giáp cần phải được uống khi đói, vì khi có thức ăn thì thức ăn sẽ ngăn cản sự hấp thụ của thuốc và làm cho chúng giảm hiệu quả xuống. Những đối với một số loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau OTC (không cần kê đơn) chống viêm nhiễm lại được khuyên nên dùng chung với thức ăn (sau khi ăn) bởi lý do nếu sử dụng trước khi ăn thì thuốc hoặc một số thành phần của thuốc có thể ăn mòn niêm mạc dạ dày theo thời gian, gây đau và chảy máu. Berger cũng giải thích, ăn trước theo chỉ dẫn sẽ giúp bệnh nhân đảm bảo được dạ dày của mình đã được tráng và tránh kích ứng với các thành phần của thuốc.
3. Giảm liều lượng thuốc với thức ăn không đúng cách
Một số loại thực phẩm và thuốc khi kết hợp với nhau trong quá trình ăn uống hoặc quá trình tiêu hóa thực phẩm trong dạ dày có thể gây những phản ứng phụ có lợi hoặc có hại (nặng hơn là gây ngộ độc cho người sử dụng). Tùy thuộc vào loại thuốc và mức độ ảnh hưởng của thuốc mà tình trạng phản ứng phụ có thể khác nhau.
Ví dụ như bưởi là một loại quả được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày nhưng nó có thể khiến một số loại thuốc đi vào máu của bệnh nhân quá nhiều hoặc quá ít. Điều này có thể làm cho một số loại thuốc kém hiệu quả hơn và có thể gây ra các tác dụng phụ lớn như suy thận. Mặt khác, một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ tăng tác dụng của thuốc như khi sử dụng vitamin D (một loại thuốc có sẵn ở các quầy thuốc và được các bác sĩ kê nhiều trong các toa), vitamin D dễ dàng hòa tan trong chất béo nên khi sử dụng vitamin D, bệnh nhân nên dùng thêm những loại thức ăn béo để vitamin D dễ dàng hấp thụ. Vậy nên để chắc chắn bạn không sử dụng những loại thực phẩm có những phản ứng xấu với thuốc thì nên trao đổi với bác sĩ và dược sĩ của mình để biết được loại thực phẩm đang sử dụng khi kết hợp với thuốc có tác dụng gì không và chắc chắn sẽ làm theo ý của họ.
4. Sử dụng thuốc kê đơn với một số loại thuốc khác hoặc vitamin OTC
Berger cho biết: “Mọi người nghĩ rằng thuốc không kê trong đơn nghĩa là nó an toàn khi được sử dụng, nhưng đa số những loại thuốc đó lại có thể có tương tác kém với thuốc theo đơn kê của bác sĩ”. Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên nên cảnh giác khi trộn thuốc theo đơn kê với một số loại vitamin. Ví dụ, uống thuốc ợ chua cùng với các loại vitamin bổ sung sẽ khiến cả hai loại thuốc đều không có tác dụng do cơ thể không có khả năng hấp thụ chúng đồng thời.
Vậy nên mọi người cần cân nhắc khi sử dụng bất cứ loại thuốc hoặc vitamin nào ngoài đơn kê của bác sĩ. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên lo lắng do các dược sĩ biết nhiều về thuốc và có thể hướng dẫn người sử dụng thuốc tránh được những tương tác có hại đối với các loại thuốc. Vì thế, khi bệnh nhân hoặc người nhà đi mua thuốc thì nên hỏi dược sĩ trước khi sử dụng nhiều loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung, vitamin khác cùng một lúc.
5. Bỏ qua liều hoặc không dùng thuốc theo hướng dẫn
Việc tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc bỏ thuốc hoàn toàn mà không có sự đồng ý của bác sĩ là điều trở nên quá phổ biến, đặc biệt ở những người dùng thuốc điều trị các bệnh mãn tính và dùng thuốc lâu dài như huyết áp cao, các bệnh về tim mạch. Nhiều trường hợp bệnh nhân tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc như dùng thuốc cách ngày hoặc chỉ sử dụng một nửa liều lượng thuốc được chỉ định với nhiều lý do như quên uống thuốc, muốn tiết kiệm tiền hoặc họ nghĩ rằng liều lượng đưa ra là quá cao.
Thực tế, đây là một ý tưởng rất tồi tệ và có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Các loại thuốc cần được bổ sung đủ liều lượng để duy trì mức độ ổn định của nó trong máu người bệnh, nếu thừa hoặc thiếu lượng thuốc đó sẽ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu gánh nặng của bệnh nhân là chi phí mua thuốc điều trị thì hãy nói chuyện với bác sĩ để xem bác sĩ có thể kể một số đơn thuốc khác phù hợp hơn, tiết kiệm chi phí hơn.
6. Bảo quản thuốc không đúng
Nhiều người có thói quen mua nhiều thuốc trong một lần, điều này là không nên, Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra lưu ý rằng tất cả các yếu tố môi trường có thể làm hỏng thuốc và làm cho chúng kém hiệu quả hơn, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Vị trí tốt nhất để bảo quản các loại thuốc là một nơi khô ráo, thoáng mát như kệ trong tủ vải hoặc trên đầu văn phòng.
7. Chọn đơn thuốc từ các hiệu thuốc khác nhau
Có khá nhiều quầy thuốc ở các địa chỉ gần hoặc xa nơi ở của bạn, có thể thuận tiện nếu mua một số đơn thuốc tại cửa hàng của văn phòng làm việc và những đơn thuốc khá ở một hiệu thuốc khác gần nhà. Nếu các cửa hàng có sự liên kết với nhau như cùng một cơ sở kinh doanh mở bán thì rất thuận tiện cho người mua. Nhưng nếu không có sự liên kết thì vấn đề sẽ trở lên đáng lo ngại.
Mỗi cửa hàng sẽ nhận thuốc từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều công ty dược phẩm khác nhau. Mặc dù tên thuốc giống nhau nhưng có thể thành phần và chất lượng lại khác nhau khiến các dược sĩ cũng có thể không nhìn thấy đúng được thuốc cần cho bệnh nhân. Hoặc một số bệnh nhân tự ý mua thuốc sử dụng và không kê theo đơn sẽ được nhận các loại thuốc khác nhau ở các tiệm thuốc khác nhau cho cùng một bệnh. Berger khuyên mọi người nên sử dụng một danh sách cập nhật tất cả các loại thuốc mà mình sử dụng hoặc lưu lại các vỏ thuốc đã sử dụng, bằng cách đó có thể dễ dàng đưa cho các dược sĩ lấy đúng loại thuốc dành cho mình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo:webmd.com; womansday.com; pharmacytimes.com