Ăn rong biển có béo không?

Rong biển là một loài tảo, thực vật biển mọc dọc theo các bờ biển đá trên khắp thế giới và có nhiều loại khác nhau. Mỗi loại rong biển có những hương vị và lợi ích nhất định cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc ăn rong biển mỗi ngày có tốt không? luôn nhận được sự quan tâm của mọi người.

1. Tìm hiểu về rong biển

Rong biển là nguyên liệu xuất hiện phổ biến trong nhiều món ăn ở châu Á, nhất là trong sushi, salad, súp và món hầm.

Mặc dù nó không phổ biến ở Hoa Kỳ như ở các nước châu Á, nhưng mọi người bắt đầu nhận ra rằng rong biển là một thực phẩm bổ sung bổ dưỡng cho chế độ ăn uống và cung cấp một số lợi ích sức khỏe như: Ăn canh rong biển giảm cân và giúp tăng cường hệ miễn dịch...

Trong hầu hết các loại rong biển chứa các chất dinh dưỡng như: Vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin E, vitamin K, canxi, folate, kali, mangan, đồng...

Ngoài ra, rong biển là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp nhờ hàm lượng iốt, khoáng chất vi lượng quan trọng. Bởi cơ thể không tự tạo ra i-ốt vì vậy bạn cần lấy i-ốt từ các nguồn thực phẩm hoặc chất bổ sung.

2. Ăn rong biển có béo không?

“Ăn rong biển có béo không?”. Thực tế, rong biển có thể giúp bạn giảm cân. Bởi rong biển chứa nhiều chất xơ, không chứa calo, giúp bạn giảm đi những cơn đói

Chất xơ trong rong biển làm chậm quá trình rỗng của dạ dày giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và có thể trì hoãn cơn đói. Thực vật này cũng có tác dụng chống béo phì. Đặc biệt, một số nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng một chất trong rong biển được gọi là fucoxanthin có thể giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể.
Như vậy, đối với thắc mắc “Ăn rong biển có béo không?” thì câu trả lời là không. Ngược lại thực phẩm này còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân và cần được bổ sung vào các chế độ ăn kiêng.


Ăn rong biển có béo không là thắc mắc của nhiều người
Ăn rong biển có béo không là thắc mắc của nhiều người

3. Lợi ích khác của rong biển

3.1. Cải thiện chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Mặc khác, iốt là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tổng hợp hormon tuyến giáp. Không đủ i-ốt tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormon tuyến giáp gây ra tình trạng suy giáp.

Ngoài ra, nếu không bổ sung đủ i-ốt, bạn có thể bị bướu cổ. Thiếu iốt cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em trong quá trình phát triển ngay cả khi còn trong bụng mẹ.

3.2. Có thể cải thiện sức khỏe đường ruột

Rong biển chứa các chất như carrageenans, agars, fucoidan, chất xơ không tiêu hóa, hỗ trợ vi khuẩn có lợi phát triển trong đường tiêu hóa.

Ngoài ra, Polysaccharides sulfate (tức là đường có trong rong biển) giúp tăng cường sự phát triển của vi khuẩn tốt và tăng axit béo ngắn hạn giúp giữ cho lớp niêm mạc của ruột khỏe mạnh.

3.3. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Một số nghiên cứu cho thấy ăn rong biển có thể giúp giảm huyết áp, giảm cholesterol LDL và mức cholesterol toàn phần.

3.4. Ổn định lượng đường trong máu

Rong biển nâu có chứa fucoxanthin. Đây là một chất chống oxy hóa mang lại màu sắc của rau. Chất chống oxy hóa có thể đóng một vai trò trong việc giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

3.5. Tăng cường hệ miễn dịch

Một số nghiên cứu cho thấy rong biển có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách chống lại virus và ngăn chúng xâm nhập vào cơ thể.

3.6. Giảm nguy cơ ung thư

Bổ sung rong biển vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư. Bởi các thành phần trong rong biển có thể làm giảm mức độ estrogen ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư vú.


Ăn canh rong biển giảm cân rất hiệu quả và được nhiều chị em yêu thích
Ăn canh rong biển giảm cân rất hiệu quả và được nhiều chị em yêu thích

4. Ăn rong biển mỗi ngày có tốt không?

Ăn rong biển tươi thường được coi là an toàn đối với hầu hết mọi người. Mặc dù loại tảo này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia bạn không nên ăn quá nhiều rong biển mỗi ngày. Cụ thể:

  • Rong biển chứa nhiều iốt: Trong khi iốt là một khoáng chất vi lượng quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp nhưng khi ăn quá nhiều có thể gây phản tác dụng.
  • Rong biển có thể làm gia tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc: Rong biển có chứa một lượng lớn kali, có thể gây hại cho những người bị bệnh thận. Bên cạnh đó, thực vật này chứa hàm lượng vitamin K cao, trong nhiều trường hợp sẽ gây trở ngại cho các loại thuốc làm loãng máu như Warfarin.
  • Có hàm lượng kim loại nặng cao: Một số loại rong biển có thể chứa hàm lượng asen, cadmium, thủy ngân hoặc chì cao.

5. Một số cách ăn rong biển tăng cường dinh dưỡng

Có nhiều cách để bổ sung rong biển vào chế độ ăn uống như:

  • Làm nước dùng súp tảo bẹ khô kombu
  • Trộn tươi trộn với giấm, dầu mè, hành lá và tỏi để làm món salad rong biển
  • Rong biển tươi nấu chín với đậu và trứng
  • Làm sushi

Như vậy, bài viết trên đã giúp độc giả giải đáp thắc mắc “Ăn rong biển có béo không?”. Trong các chế độ ăn kiêng bạn có thể cân nhắc việc bổ sung một lượng vừa đủ rong biển vào bữa ăn hàng ngày.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com, Healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe