Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi dễ bị bỏ qua

Rối loạn tiền đình là bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Với những người cao tuổi, bệnh thường xảy ra với mức độ khá là phức tạp.

1. Rối loạn tiền đình ở người già

Tiền đình là vùng nằm sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, điều hoà, phối hợp cử động mắt, đầu, phản xạ các cơ và vận động thân mình nói chung.

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: Người bệnh thường có cảm giác chóng mặt khi thay đổi tư thế. Một khi bệnh nặng hơn, người bệnh không thể đi đứng được, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung...
  • Rối loạn tiền đình trung ương: Đây là bệnh lý thường gặp với những triệu chứng của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế người bệnh có thể bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những cơn nôn ói.

2. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ở người già


Rối loạn tiền đình có thể xuất phát từ một số bệnh mãn tính như tăng huyết áp, huyết áp thấp hoặc xơ vữa động mạch
Rối loạn tiền đình có thể xuất phát từ một số bệnh mãn tính như tăng huyết áp, huyết áp thấp hoặc xơ vữa động mạch

Rối loạn tiền đình còn xuất phát từ việc các bạn gặp phải một số bệnh mãn tính như tăng huyết áp, huyết áp thấp hoặc xơ vữa động mạch. Những bệnh này sẽ khiến cho máu đi lên não kém đi từ đó dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình. Ngoài ra sẽ còn một số nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi sau:

  • Bị rối loạn tiền đình do quá căng thẳng, bị nhiều stress, nghiện rượu, bia...
  • Bị rối loạn tiền đình do bị viêm thần kinh sọ não bởi vi rút gây nên
  • Do bị thoái hóa một trong các cơ quan của hệ tiền đình
  • Do bị viêm tai giữa, chấn thương mê lộ hoặc do nghẽn tắc động mạch
  • Do bị thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng đến động mạch thân nền làm cho máu đi lên não bị hạn chế hoặc rất ít
  • Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi có thể do tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, nhất là động mạch thân nền, động mạch não làm cho lượng máu đi lên não thiếu
  • Do sống trong môi trường quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa, nhất là nóng lạnh đột ngột, nhiễm độc thức ăn
  • Những người ngồi một chỗ nhiều giờ kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, người ít hoặc lười vận động, nghiện rượu bia, căng thẳng thần kinh...

3. Triệu chứng của người bị rối loạn tiền đình

Triệu chứng chính của bệnh rối loạn tiền đình là chóng mặt, hoa mắt, không làm chủ được tư thế. Thường xuyên bị choáng váng, đứng lên, ngồi xuống khó khăn, nhất là khi thay đổi tư thế. Hoặc có bước đi rất khó khăn vì loạng choạng và rất dễ ngã.

Bên cạnh đó còn có các triệu chứng buồn nôn hoặc nôn thực sự. Có thể kèm theo đau đầu, tê chân thường không tập trung, mau quên. Có nhịp tim, nhịp thở nhanh, thường xuyên hồi hộp, đánh trống ngực. Nếu do tăng huyết áp, chỉ số huyết áp sẽ cao hơn, còn nếu do huyết áp thấp, chỉ số huyết áp sẽ thấp hơn.

4. Biến chứng của bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Bệnh rối loạn tiền đình có thể xuất hiện trong một vài ngày rồi hết tuy nhiên cũng có thể kéo dài và thường xuyên tái phát. Rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, công việc. Mà bệnh này còn làm giảm chất lượng cuộc sống do mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, run rẩy, tê bì tay chân.

Có thể gây ra biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trong lúc bệnh đang phát tác nếu cố gắng đi lại có thể ngã gây chấn thương xây xước da, chảy máu, thậm chí gãy chân tay, chấn thương sọ não. Biến chứng nguy hiểm nhất là có thể bị đột quỵ do máu lên não kém.

5. Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh

Bệnh rối loạn tiền đình cần được điều trị đúng, dứt điểm đề phòng bệnh tái phát và gây biến chứng. Những người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc để điều trị.

Bởi vì thuốc để chữa rối loạn tiền đình có nhiều loại, trong đó có loại có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy cần có chỉ định và tư vấn của bác sĩ để an toàn cho người sử dụng.

Người bệnh có thể tập luyện thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ nhằm làm cho khí huyết lưu thông, không thiếu máu đi lên não, tuy nhiên phải tập đúng động tác.


Người bệnh có thể tập luyện thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ nhằm làm cho khí huyết lưu thông
Người bệnh có thể tập luyện thể dục thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ nhằm làm cho khí huyết lưu thông

Trong những trường hợp người cao tuổi bị chóng mặt kèm theo một số triệu chứng như: Nhức đầu đột ngột, sốt cao, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc mất thị lực, giảm thính giác,.. thì nên đi bệnh viện khám ngay.

Khoa nội thần kinh - bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là một trong những cơ sở y tế chuyên khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương uy tín, hiệu quả.

Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm như PGS.TS Chu Hoàng Vân, Bác sĩ Vũ Dũng Kiên với chuyên môn trong việc khám và điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương (hộp sọ, màng não, não bộ, mạch máu não, các dây thần kinh trong sọ, tuyến yên, cột sống, đĩa đệm, màng tủy sống) và hệ thần kinh ngoại vi (các dây thần kinh và hạch thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe