Thuốc Heptamyl hay còn được gọi là heptaminol thuộc phân nhóm thuốc trị tăng huyết áp trong nhóm hệ tim mạch và tạo máu. Heptamyl thường được sử dụng trong điều trị những tình trạng hạ huyết áp, ngất xỉu, suy nhược, mệt mỏi tâm thần và thể chất,...
1. Thuốc Heptamyl có tác dụng gì?
Thuốc Heptamyl là thuốc gì? Thuốc Heptamyl hay còn được gọi là heptaminol thuộc phân nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp trong nhóm hệ tim mạch và tạo máu. Công dụng của thuốc heptamyl trong việc điều trị những tình trạng như:
- Hạ huyết áp
- Người bệnh muốn ngất xỉu và suy tuần hoàn mức độ nhẹ và vừa cho đến nghiêm trọng
- Suy nhược, mệt mỏi thể chất và tâm thần
- Điều trị bổ trợ những trường hợp suy tim ở mức độ nhẹ và trung bình, đặc biệt là phù phổi sớm
- Suy tim kết hợp với nhiễm trùng, nhiễm độc và bệnh cơ tim
- Hồi sức ở trẻ sơ sinh
- Suy giảm chức năng tình dục không do mất cân bằng nội tiết tố
Ngoài ra, thuốc Heptamyl còn có một số tác dụng khác mà không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng.
2. Cách sử dụng thuốc Heptamyl
Thuốc Heptamyl được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với hàm lượng 150mg hoặc thuốc tiêm 250mg/5ml. Hãy sử dụng thuốc Heptamyl theo chỉ dẫn trên hướng dẫn bao bì sản phẩm. Thông thường, người lớn bị hạ huyết áp mãn tính và có kèm theo mệt mỏi sẽ được sử dụng với liều lượng 2 viên. Với người lớn bị té ngã, shock và hạ huyết áp đột ngột bác sĩ có thể tiêm 2 ống theo đường tĩnh mạch hoặc 1-2 ống vào bắp sau. Đối với trẻ nhỏ, khi bị hạ huyết áp đột ngột, shock hoặc té ngã thì bác sĩ sẽ tiêm cho trẻ bằng đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sau 2-5ml. Liều dùng cơ bản cho trẻ em mới sinh cần phải hồi sức thì sẽ tiêm 2ml vào dây rốn.
Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng thuốc dạng viên nén thì nên uống kèm với thức ăn hoặc vào bữa ăn, không nghiền, bẻ hoặc nhai viên thuốc. Bạn nên nuốt toàn bộ viên thuốc với một lượng nước nhất định. Đối với thuốc dạng tiêm, sẽ được thực hiện với nhân viên y tế và có thể tiêm theo đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Hãy sử dụng thuốc Heptamyl đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định. Có thể uống thuốc Heptamyl cùng hoặc không cùng với thức ăn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng thuốc Heptamyl thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất từ nó và có thể ngưng dùng thuốc nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào mới xuất hiện hay tình trạng bệnh không bớt sau 7 ngày. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc quá lâu trong thời gian dài. Điều này không làm cho tình trạng bệnh của bệnh nhân được tiến triển tốt hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng không mong muốn.
3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Heptamyl
Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Heptamyl bao gồm:
- Buồn nôn
- Đau dạ dày
- Tim đập nhanh
- Đánh trống ngực
Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích và hiệu quả mà thuốc Heptamyl đem lại nhiều hơn nguy cơ mắc tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số trường hợp khi dùng Heptamyl vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn. Do vậy, khi có biểu hiện những triệu chứng bất thường đặc biệt là khi xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với những dấu hiệu kèm theo như chóng mặt nghiêm trọng, khó thở, phát ban, sưng hoặc ngứa vùng mặt, cổ họng, lưỡi,... Trong trường hợp này, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ, điều dưỡng để được can thiệp y tế ngay lập tức.
4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Heptamyl
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Heptamyl bao gồm:
- Thông báo tiền sử dị ứng với Heptamyl hay bất kỳ dị ứng nào khác. Heptamyl có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
- Thông báo các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng.
- Không sử dụng thuốc nếu như bạn có tiền sử phản ứng quá mẫn nhẹ.
- Đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, bạn cần phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Cần lưu ý sử dụng thuốc Heptamyl trong trường hợp đang điều trị bằng những dẫn xuất của phylline.
Nếu bạn quên uống một liều thuốc Heptamyl, hãy bổ sung lại trong thời gian càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời điểm bạn nhớ ra gần với thời điểm của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống thuốc như lịch trình ban đầu. Không được uống lượng thuốc nhiều hơn so với phác đồ điều trị. Sử dụng thuốc quá liều Heptamyl hoặc nuốt phải có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn, đau bụng, khó thở, ngất đi,...
5. Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Heptamyl, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng bao gồm thuốc không kê đơn, vitamin, thuốc được kê theo đơn và các sản phẩm thảo dược. Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ không nên tự ý bắt đầu, dừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào.
Ngoài ra, sử dụng thuốc Heptamyl kèm với những thuốc ức chế monoamin oxidase có thể làm tăng huyết áp quá mức. Bên cạnh đó, một số tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc Heptamyl cần lưu ý như cường giáp, động kinh, phù não, tăng huyết áp, suy gan, suy mạch vành, béo phì, viêm loét dạ dày tá tràng,...
6. Cách bảo quản thuốc Heptamyl
Bảo quản thuốc Heptamyl ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và tránh những nơi ẩm ướt. Không bảo quản Heptamyl ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá và tránh xa nguồn nhiệt và ngọn lửa. Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc Heptamyl trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Để thuốc Heptamyl tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi trong gia đình. Khi thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc đã bị hỏng không thể dùng được nữa hãy vứt bỏ và xử lý thuốc đúng quy trình. Không được tự ý vứt thuốc Heptamyl vào môi trường như đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu. Hãy tham khảo thêm ý kiến của công ty môi trường xử lý rác thải hoặc dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc Heptamyl an toàn để giúp bảo vệ môi trường.
Tóm lại, thuốc Heptamyl hay còn được gọi là heptaminol thuộc phân nhóm thuốc trị tăng huyết áp trong nhóm hệ tim mạch và tạo máu. Heptamyl thường được sử dụng trong điều trị những tình trạng hạ huyết áp, ngất xỉu, suy nhược, mệt mỏi tâm thần và thể chất,... Tuy nhiên, thyrozol có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc, vì vậy hãy thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng để giảm nguy cơ mắc tác dụng không mong muốn và đồng thời làm tăng hiệu quả cho quá trình điều trị.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.