Rituximab thuốc biệt dược thuộc nhóm tác động lên hệ thống miễn dịch và chống ung thư. Thuốc có thành phần chính là Rituximab 500 mg. Nhiều bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng Rituximab cho bệnh nhân nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm nặng.
1. Thuốc Rituximab là thuốc gì?
Thuốc Rituximab thuộc nhóm thuốc tác động lên hệ thống miễn dịch và chống ung thư. Các tên biệt dược hay được sử dụng là: Mabthera, Rituxan. Thuốc Rituximab có thành phần chính là Rituximab. Thuốc có thể được điều chế chế ở dạng:
- Dung dịch cô đặc sau đó pha thành dung dịch truyền;
- Thuốc tiêm.
Quy cách đóng gói của thuốc bao gồm 1 lọ có dung tích 10ml hoặc 50ml với nồng độ 10mg/ml.
2. Thuốc Rituximab có tác dụng gì?
Bạn có thể sử dụng thuốc Rituximab riêng lẻ hoặc kết hợp với một số loại thuốc khác để điều trị các loại ung thư như bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính, ung thư hạch không hodgkin.
Rituximab có trong thuốc là một protein xuyên màng, bản chất là một kháng thể đơn dòng có tác dụng kháng kháng nguyên CD20. Qua thử nghiệm in vitro cho thấy Rituximab có thể khiến một số tế bào ung thư dòng Lympho kháng thuốc thuốc tăng nhạy cảm với một số số thuốc độc tế bào (Doxorubicin). Tác dụng của Rituximab là phá hủy các Lympho B, chính vì vậy chúng được sử dụng để để điều trị cho bệnh nhân có lượng Lympho B lớn hoặc Lympho B hoạt động quá mạnh. Một số bệnh có thể kể đến như: u Lympho, bệnh bạch cầu mạn dòng Lympho, bệnh tự miễn (bệnh viêm khớp dạng thấp), thải ghép.
Rituximab và methotrexate có thể sử dụng kết hợp với nhau để làm tăng hiệu quả điều trị trong bệnh viêm khớp dạng thấp (mức độ trung bình đến nặng). Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng loại thuốc này khi các thuốc khác không có tác dụng hoặc không đem lại hiệu quả mong muốn (Infliximab, etanercept). Rituximab có tác dụng giảm đau, tuy nhiên chúng có thể làm bạn xương khớp.
3. Liều lượng dùng thuốc Rituximab và hướng dẫn sử dụng
Thuốc Rituximab có thể được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm, truyền qua đường tĩnh mạch. Để làm hạn chế các phản ứng trong và sau truyền dịch, bạn có thể sử dụng kết hợp thuốc Acetaminophen và thuốc kháng histamin trước khi thực hiện truyền. Liều lượng sử dụng Rituximab 500mg cho từng trường hợp bệnh:
- Đối với người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên dùng Methylprednisolon 100mg hoặc 1 loại thuốc có tác dụng tương tự trước 30 phút trước khi truyền dịch để làm hạn chế các phản ứng truyền dịch;
- Với người mắc bệnh u Lympho tế bào B (không hodgkin): sử dụng 375mg/m2/tuần, dùng trong vòng 4-8 tuần hoặc lâu hơn;
- Với bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu lymphocytic mãn: dùng liều 375mg/m2 ở chu kỳ đầu, sau đó tăng lên 500mg/m2 cứ sau 28 ngày ở chu kỳ thứ 2-6;
- Sử dụng 375mg/m2 với bệnh u hạt, viêm đa giác mạc vi thể hoặc đa giác mạc;
- Bệnh viêm khớp dạng thấp: Thực hiện tiêm/truyền cho bệnh nhân 1000mg (2 lần), mỗi lần cách nhau 2 tuần. Bệnh nhân cần tiêm/truyền lại sau mỗi 16 đến 24 tuần.
Hiện nay chưa có tài liệu nào chứng minh về mức độ an toàn của thuốc Rituximab dành cho trẻ em do đó không nên tự ý sử dụng thuốc cho trẻ .
4. Các tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp
Bệnh nhân có thể xuất hiện một số dấu hiệu dị ứng thường gặp như phát ban; hô hấp khó khăn; sưng môi, mặt, lưỡi và họng.
Một số trường hợp sau khi dùng thuốc đã xuất hiện các phản ứng sau 24h tiêm thuốc. Các phản ứng đó là khó thở, cơ thể mệt mỏi, đau ngực, thở khò khè, rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, ho đột ngột, rung trong ngực.
Sử dụng thuốc Rituximab có thể làm bạn tăng khả năng nhiễm virus nghiêm trọng ở não, hậu quả là thương tật hoặc tử vong. Nếu bạn có một trong những triệu chứng sau hay di chuyển ngay đến trung tâm y tế để nhận sự giúp đỡ của bác sĩ: Mất khả năng tập trung, lú lẫn, gặp khó khăn khi nói và đi đứng, thị lực suy giảm, 1 bên cơ thể bị suy yếu.
Sau khi bạn tiêm thuốc vài tháng hay đã kết thúc quá trình điều trị vẫn có khả năng xuất hiện những phản ứng phụ nghiêm trọng như:
- Đau nhức cơ thể, sốt, cúm, cơ thể suy yếu, mệt mỏi;
- Các triệu chứng cảm lạnh kéo dài như hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng, loét miệng, nhức đầu, cảm thấy nóng hoặc sưng tấy ở da;
- Tiểu ít, tiểu ra máu, đau hoặc rát khi đi tiểu;
- Bệnh nhân phát ban nặng kèm theo ngứa, phồng rộp và nặng hơn có thể xuất hiện mủ;
- Có các phản xạ hoạt động quá mức, ngất xỉu;
- Đau thắt cơ, đau lưng dưới, tê hoặc ngứa vùng miệng.
Các tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc Rituximab xuất hiện với tần suất phổ biến:
- Đau dạ dày mức độ nhẹ;
- Buồn nôn;
- Tiêu chảy;
- Đau cơ và khớp;
- Đau lưng;
- Đổ mồ hôi về ban đêm.
5. Phải làm gì khi bạn bỏ lỡ một liều thuốc Rituximab
Bạn nên uống bổ sung ngay sau khi nhớ ra. Tuy nhiên, trong trường hợp thời điểm uống bù quá gần với thời điểm uống liều tiếp theo bạn nên bỏ liều đã quên và tiếp tục sử dụng thuốc theo chỉ định. Bạn tuyệt đối không gấp đôi để uống bù liều.
6. Một số điều cần thận trọng khi sử dụng thuốc Rituximab
Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn nên trao đổi với bác sĩ về lợi ích và các tác dụng phụ mà thuốc mang lại. Bên cạnh đó bác sĩ cần phải thận trọng khi chỉ định thuốc với các đối tượng:
- Dị ứng: Bạn cần thông báo với bác sĩ của mình về các loại dị ứng mà bạn có thể mắc phải như dị ứng với các thành phần có trong thuốc, dị ứng thực phẩm, chất bảo quản, lông động vật, phấn hoa,...;
- Trẻ em: Chưa có tài liệu chứng minh về mức độ an toàn của thuốc Rituximab đối với trẻ dưới 18 tuổi;
- Người cao tuổi: Trong quá trình lưu hành thuốc chưa ghi nhận các vấn đề về lão khoa có thể xảy ra. Tuy nhiên bệnh nhân lớn tuổi thường có nguy cơ mắc các bệnh về gan, thận và tim cao hơn so với bình thường. Chính vì vậy cần thận trọng khi chỉ định thuốc Rituximab cho nhóm đối tượng này. Ngoài ra cần điều chỉnh liều lượng phù hợp với thể trạng của bệnh nhân;
- Đối với người đang mang thai hoặc đang trong quá trình cho con bú cần cần cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng thuốc a. Nên trao đổi với bác sĩ về những lợi ích cũng như tác hại mà thuốc có thể gây ra với mẹ và bé.
Thuốc Rituximab cần được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C. Không được cấp hoặc lưu trữ thuốc ở trong nhà tắm, nhà vệ sinh. Đối với dung dịch đã pha loãng cần bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24 giờ.
Thuốc Rituximab có khả năng tác động lên hệ thống miễn dịch của cơ thể và chống một số loại ung thư. Quá trình tiêm truyền thuốc cần phải được thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế, bác sĩ, điều dưỡng. Điều này giúp hạn chế tối đa các các phản ứng có thể xảy ra.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.