Rễ thần kinh tủy cổ chèn ép gây đau vai, gáy, tay

Rễ thần kinh tủy cổ chi phối vận động, cảm giác cho vùng vai, gáy và cánh tay. Khi rễ thần kinh cổ bị chèn ép bởi nguyên nhân nào đó gây ra đau mỏi vai gáy và cánh tay. Ngoài gây đau nếu chèn ép nặng có thể gây rối loạn cảm giác và liệt vận động, teo cơ.

1. Bệnh rễ thần kinh tủy sống là gì?

Hệ thần kinh ngoại biên có 31 đôi dây thần kinh tủy sống. Trong đó rễ thần kinh cổ bao gồm 8 đôi dây thần kinh từ C1-C8, thoát ra 2 bên trái và phải từ lỗ gian đốt với đốt sống cổ tương ứng, riêng rễ C8 thoát ra từ lỗ gian đốt giữa cột sống cổ 7 và ngực 1. Chức năng chi phối vận động, cảm giác vùng cổ, vai, cánh tay; phản xạ gân xương cơ tam đầu cánh tay, nhị đầu cánh tay...

Bệnh rễ thần kinh tủy sống là biểu hiện rễ thần kinh tủy cổ bị tổn thương, có thể tổn thương một hay nhiều rễ thần kinh. Tình trạng tổn thương rễ thần kinh cổ gây đau mỏi vai gáy và cánh tay kèm theo rối loạn cảm giác và vận động ở vùng bị chi phối bởi rễ thần kinh bị tổn thương.


Bệnh rễ thần kinh tủy sống là biểu hiện rễ thần kinh tủy cổ bị tổn thương
Bệnh rễ thần kinh tủy sống là biểu hiện rễ thần kinh tủy cổ bị tổn thương

2. Nguyên nhân gây bệnh rễ thần kinh tủy

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh rễ thần kinh tủy là do thoát vị đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ của đĩa đệm bị rách làm cho nhân nhầy bên trong thoát ra chèn ép vào rễ thần kinh và gây bệnh. Đôi khi thoát vị đĩa đệm có thể không gây ra triệu chứng rõ ràng nếu không chèn ép vào rễ thần kinh hay tủy sống.

Thoát vị đĩa đệm có thể do tình trạng tự phát trường hợp này thường liên quan tới yếu tố nghề nghiệp phải đứng lâu, ngồi nhiều một tư thế, lười vận động, béo phì... Hay do sau một chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp gây thoát vị đĩa đệm.

Ngoài nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm có thể do các nguyên nhân khác như:

3. Rễ thần kinh tủy cổ chèn ép gây đau vai, gáy, tay

Biểu hiện bệnh có thể cấp hay mạn tính, tùy thuộc vào mức độ chèn ép. Thông thường đa số các trường hợp triệu chứng biểu hiệu một bên, do chèn ép một bên rễ thần kinh trái hoặc phải; cũng có một số thấy cả 2 bên.Các dấu hiệu thường thấy bao gồm:

  • Đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy thường xuyên, tăng lên khi ngửa cổ, xoay cổ qua phải hay trái. Cơn đau có khi dữ dội khiến bệnh nhân không nằm được, có khi mất ngủ vì đau.Tính chất đau lan xuống vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đến các ngón tay, đau theo rễ thần kinh bị chèn ép. Từ hướng đau và vị trí đau có thể định hướng rễ thần kinh cổ nào bị tổn thương.Có khi đau mỏi vai gáy không rõ nhưng nhiều bệnh nhân cảm giác thường xuyên mỏi cổ, cũng là một triệu chứng hay gặp thường làm bệnh nhân than phiền.

  • Rối loạn cảm giác

Tê hay cảm giác kiến bò theo đường cảm giác rễ thần kinh bị chèn ép, tê tới đầu các ngón tay. Ngoài ra còn có thể thấy rối loạn cảm giác nóng lạnh, thấy nóng rát vùng thần kinh đó chi phối cảm giác.


Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh rễ thần kinh tủy là do thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh rễ thần kinh tủy là do thoát vị đĩa đệm
  • Cơ bị chi phối yếu, teo cơ nhanh

Chèn ép có thể gây yếu, liệt các cơ do thần kinh đó chi phối, kèm theo hiện tượng khối cơ bị teo. So sánh 2 bên để biết mức độ teo cơ.

  • Đau đầu, chóng mặt

Bệnh nhân thường đau đầu vùng chẩm, kèm theo chóng mặt nhất là khi thay đổi tư thế.

4. Làm gì khi bị rễ thần kinh tủy cổ chèn ép gây đau vai, gáy, tay

Khi nhận thấy các dấu hiệu đau mỏi vai gáy do rễ thần kinh tủy cổ chèn ép, người bệnh cần đến khám để được chẩn đoán nguyên nhân loại trừ trường hợp ác tính và chẩn đoán mức độ bệnh.

Từ kết quả kiểm tra, kết hợp với mức độ biểu hiện triệu chứng mà bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.

  • Điều trị bảo tồn được ưu tiên, các phương pháp điều trị bảo tồn bao gồm:
  • Dùng thuốc bao gồm các loại thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau mỏi vai gáy, thuốc tăng dẫn truyền thần kinh, nếu đau nhiều có thể được kê một loại thuốc có tác dụng giảm đau thần kinh, chữa đau mỏi vai gáy.
  • Vật lý trị liệu: Dùng nhiệt trị liệu, siêu âm trị liệu, kéo giãn đốt sống cổ nếu do nguyên nhân thoát vị gây chèn ép rễ thần kinh, tập vận động làm tăng sức cơ hạn chế teo cơ.
  • Phẫu thuật: Được chỉ định trong bệnh rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm khi bệnh có dấu hiệu nặng (đau dữ dội, liệt vận động, teo cơ nhiều) và không đáp ứng điều trị bảo tồn hoặc các nguyên nhân do khối u nếu còn phẫu thuật được.

Ngoài ra để hạn chế bệnh rễ thần kinh tái phát nên:

  • Chế độ ăn khoa học, giảm chất béo tăng rau xanh, các loại quả. Kiểm soát cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân béo phì.
  • Không nên làm việc lâu ở một tư thế, thay đổi tư thế thường xuyên.
  • Tập bài tập làm tăng sức cơ vùng cổ dưới sự hướng dẫn của chuyên gia phục hồi chức năng, không nên tập quá sức tránh tập sai tư thế làm nặng thêm tình trạng bệnh.
  • Hạn chế xoay, cúi, ngửa cổ quá mức.

Bệnh rễ thần kinh tủy cổ là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy hay gặp. Không nên coi thường những dấu hiệu nhỏ vì không chú ý tác động làm tăng nặng bệnh. Thường xuyên tập tăng sức cơ vùng cổ là biện pháp tốt để hạn chế mắc bệnh.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe