Quy trình chụp cắt lớp vi tinh hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mai Anh - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang là kỹ thuật sử dụng tia X và hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính để tái tạo hình ảnh cấu trúc hệ tiết niệu. Kết quả chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang cho phép đánh giá và phát hiện những bất thường, bệnh lý hệ tiết niệu.

1. Tổng quan về chụp cắt lớp vi tinh hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang

Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính và tia X để thăm khám toàn bộ hệ tiết niệu từ vòm hoành đến khớp mu gồm các cơ quan niệu quản, thận, bàng quang, .....

Các lớp cắt được hình thành từ thận đến tuyến tiền liệt được tái tạo theo không gian 3 chiều hoặc theo các mặt phẳng khác nhau để giúp các bác sĩ quan sát từ nhu mô, đài bể thận đến niệu quản, bàng quang và các đường bài xuất mà không cần phải phẫu thuật.

2. Chỉ định chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang

Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị đau quặn thận;
  • Sỏi hệ tiết niệu: Sỏi niệu quản, sỏi thận, sỏi bàng quang;
  • Bệnh lý u: U thận, u tuyến tiền liệt, u đường bài xuất,...
  • Hệ tiết niệu bị dị dạng bẩm sinh.
  • Chấn thương
  • Bệnh lý viêm nhiễm, áp xe
  • Bệnh lý ở tuyến tiền liệt và túi tinh;

Bệnh nhân mắc sỏi thận được chỉ định chụp cắt lớp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang
Bệnh nhân mắc sỏi thận được chỉ định chụp cắt lớp hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang

3. Quy trình chụp cắt lớp vi tinh hệ tiết niệu có tiêm cản quang

Quy trình chụp cắt lớp vi tinh hệ tiết niệu có tiêm cản quang gồm các bước sau:

  • Bước 1: Hướng dẫn người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp, hai tay giơ lên phía trên đầu và nhịn thở theo hướng dẫn để tránh nhiễu ảnh.
  • Bước 2: Chụp các lớp cắt trước tiêm để định vị tổn thương ban đầu. Đo tỷ trọng vùng nghi ngờ tổn thương để đánh giá thành phần của tổn thương có bao gồm mỡ, máu, vôi hóa; so sánh với tỷ trọng vùng tổn thương sau tiêm để đánh giá mức độ ngấm thuốc.
  • Bước 3: Tiêm thuốc cản quang với liều 1 - 2ml/kg cân nặng, tiêm nhanh, tốc độ tiêm tối thiểu cần đạt là 3ml/s, nếu dùng bơm tiêm điện thì tốc độ tiêm cần đạt là 4 - 5ml/s. Sử dụng bơm tiêm điện sẽ giúp kiểm soát chính xác thì động mạch và tĩnh mạch sau khi tiêm.
  • Bước 4: Sau khi tiêm từ 25 - 30s, chụp các lớp cắt ở thì động mạch để đánh giá mức độ giàu mạch của tổn thương là khối u, khả năng phát hiện sớm tĩnh mạch dẫn lưu trong trường hợp dị dạng thông - động tĩnh mạch, chảy máu thể hoạt động chấn thương thận làm thoát thuốc ra ngoài lòng mạch.
  • Bước 5: Sau khi tiêm từ 60 - 70s, chụp CT hệ tiết niệu với các lớp cắt ở thì tĩnh mạch để đánh giá mức độ thải thuốc của tổn thương là khối u, tình trạng ngấm thuốc của tĩnh mạch hai bên và tĩnh mạch chủ lưới trong trường hợp u thận, phát hiện tổn thương đường vỡ hoặc ổ đụng dập trong trường hợp chấn thương.
  • Bước 6: Tùy từng trường hợp tổn thương bắt thuốc chậm, chụp các lớp cắt ở thì muộn hơn sau khi tiêm từ 5 - 7 phút. Trường hợp sỏi niệu quản, u niệu quản, giãn đài bể thận có thể chụp ở thời điểm muộn hơn tùy vào đánh giá của bác sĩ. Nếu cần chụp thêm phim X-quang sau khi tiêm thuốc.
  • Bước 7: Tái tạo hình ảnh trên máy chụp tại buồng chụp. Kết quả hình ảnh chụp CT hệ tiết niệu phải thể hiện rõ cấu trúc hệ tiết niệu để phục vụ chẩn đoán.

Máy chụp CT 640 lát tại Vinmec
Máy chụp CT 640 lát tại Vinmec

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe