Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
Đừng để những hình ảnh xinh đẹp về những bà mẹ mới sinh phải làm bạn ao ước. Dưới đây là những cách giúp bạn có thể lấy lại vóc dáng sau khi mang thai an toàn và hiệu quả
1. Nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh có thực sự tốt?
Rất nhiều phụ nữ nhanh chóng trở lại với công việc sau khi mang thai với vóc dáng hoàn hảo như người mẫu trong một thời gian rất ngắn. Nhưng liệu giảm cân một cách đột ngột như vậy có thực sự tốt?
Thực tế, những người nổi tiếng họ thường không tăng cân nhiều khi mang thai như phụ nữ bình thường và những người này hầu hết đều có huấn luyện viên cá nhân, đầu bếp và bảo mẫu, tất cả đều tập trung vào việc giúp họ lấy lại vóc dáng. Việc điên cuồng giảm cân bằng những chế độ ăn nghiêm ngặt sau sinh thực sự không phải là giải pháp tốt
Các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu muốn lấy lại vóc dáng sau khi mang thai, bạn không nên tuân theo một chế độ ăn kiêng vội vàng hay một chương trình tập thể dục nghiêm ngặt, đặc biệt nếu bạn đã từng trải qua một quá trình mang thai khó khăn hoặc sinh mổ hoặc đang cho con bú. Nếu cố gắng tập quá nhiều và quá sớm có thể làm bạn bị kiệt sức, chán nản và ít có khả năng tiếp tục lâu dài.
2. Khi nào bắt đầu lấy lại vóc dáng?
Mặc dù hầu hết phụ nữ cho rằng ăn kiêng là cách nhanh nhất để giảm cân sau khi sinh, nhưng các chuyên gia cho biết việc cắt giảm đáng kể lượng calo không phải là cách để bắt đầu, đặc biệt nếu bạn đang cho con bú. Bạn nên ăn ít nhất 1.800-2.000 calo mỗi ngày khi đang cho con bú và nếu bạn ăn ít hơn thì không chỉ cơ thể bạn sẽ bị thiếu chất mà còn khiến con bạn cũng bị thiếu chất dinh dưỡng theo. Sữa của bạn sẽ không đảm bảo chất lượng nếu bạn không ăn đủ chất, chuyên gia dinh dưỡng Elizabeth Somer, tác giả của cuốn Dinh dưỡng cho một thai kỳ khỏe mạnh cho biết.
Cho con bú sẽ giúp đốt cháy calo, nó có thể giúp mẹ giảm tăng cân. Nhưng nếu không cho con bú thì bạn có thể cần phải kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể, nhưng đừng bao giờ đặt mục tiêu giảm nhiều hơn một pound một tuần. Cơ thể sau khi mang thai có rất nhiều thay đổi, vì vậy, ngay cả khi bạn ăn uống đầy đủ, một số chất dinh dưỡng vẫn có khả năng bị tổn hại. Bạn cần thời gian sau sinh này để phục hồi tình trạng dinh dưỡng và năng lượng của mình
Có 3 giai đoạn lấy lại vóc dáng sau sinh bạn có thể tham khảo là giai đoạn 4 tuần đầu sau sinh (giai đoạn ở cữ); giai đoạn 4-6 tuần sau khi sinh và giai đoạn 6 tuần đến 1 năm sau khi sinh. Đối với giai đoạn 1, lúc này cơ thể còn yếu, bạn chỉ nên nghỉ ngơi, giữ sạch cơ thể, giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, bạn có thể đi bộ từ tuần thứ 2 sau khi sinh. Đối với giai đoạn 2 là giai đoạn cơ thể đã bắt đầu phục hồi hoàn toàn, do đó bạn có thể thử các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ khoảng 30 phút. Giai đoạn 3 là giai đoạn phục hồi hoàn toàn vì vậy bạn có thể thử sức với các bài tập sức bền. Nhưng dù ở giai đoạn nào thì bạn vẫn cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
3. Tập thể dục để giảm cân sau khi mang thai
Mặc dù chế độ ăn kiêng sau sinh có thể bị giới hạn trong một thời gian, nhưng bạn nên tập thể dục. Các chuyên gia cho biết nó không chỉ có thể giúp bạn lấy lại vóc dáng mà còn tăng cường năng lượng và thậm chí có thể giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh. Trong một bài báo đăng trên Tạp chí Hộ sinh và Sức khỏe Phụ nữ, các chuyên gia đã báo cáo nhiều bằng chứng cho thấy rằng tập thể dục không chỉ có lợi cho các triệu chứng trầm cảm nói chung mà còn có thể mang lại những lợi ích đặc biệt cho phụ nữ bị trầm cảm sau sinh.
Mặc dù vậy, để biết bạn đã sẵn sàng bắt đầu một chương trình tập thể dục hay chưa thì hãy kiểm tra và trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu, đặc biệt nếu bạn đã từng trải qua quá trình mang thai hoặc sinh nở phức tạp. Hầu hết các chuyên gia cho rằng bạn có thể tự do bắt đầu một bài tập nhẹ bất cứ khi nào mà bạn cảm thấy thích và bạn có thể theo kịp mức độ hoạt động.
4. Làm sao để các bài tập thể dục đạt hiệu quả?
Cho dù đó là trong vòng 6 ngày hoặc 6 tuần sau khi sinh thì cách dễ nhất để bắt đầu thói quen tập thể dục sau sinh là đi bộ. Bạn có thể đi bộ cùng với bé và bạn thậm chí, nó có thể khiến em bé vui vẻ.
Ý tưởng là sử dụng xe đẩy như một thiết bị tập thể dục và thực hiện các bài tập thực sự dựa vào xe đẩy hoặc các bài tập thể dục có thể được thực hiện khi con bạn ở trong xe đẩy sẽ giúp các bà mẹ mới sinh con lấy lại vóc dáng sau sinh .
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã sẵn sàng cho một hoạt động cao hơn thì hãy bắt đầu thêm các bài tập bạn đã thực hiện trong ba tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, một lĩnh vực mà bạn có thể bắt đầu sớm đó là các bài tập rèn luyện sức mạnh bền bỉ. Cách để xây dựng sức bền.
Bạn có thể bắt đầu đơn giản và chậm rãi với động tác nghiêng khung chậu, tư thế ngồi thẳng, siết và siết chặt mông sau đó thả lỏng, kê một chiếc gối giữa hai đầu gối và siết chặt và thư giãn.
Dù bạn có mong muốn giảm béo đến đâu, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên cẩn thận với bất kỳ hoạt động nào gây ảnh hưởng lớn cho khớp, chẳng hạn như chạy bộ, nhảy hoặc chạy. Vì trong khi mang thai, cơ thể sản sinh ra một loại hormone gọi là relaxin, khiến các khớp lỏng lẻo và do đó dễ bị chấn thương hơn và vẫn cơ thể vẫn còn lưu lại có một lượng đáng kể hormone này trong máu ít nhất vài tuần sau khi sinh. Gây căng thẳng quá nhiều lên các khớp trong thời gian sau sinh có thể dẫn đến chấn thương. Hơn nữa, bất kể bạn thực hiện bài tập nào, hãy chú ý đến các dấu hiệu phản ứng của cơ thể và tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Chảy máu quá nhiều
- Đau vùng chậu hoặc bụng
- Khó thở cực độ
- Kiệt sức sau khi tập thể dục nhẹ
- Đau cơ không biến mất trong vòng một hoặc 2 ngày
Trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng tuổi nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com
XEM THÊM
- Hướng dẫn chăm sóc vết mổ/vết khâu tầng sinh môn cho sản phụ tại nhà
- Những dấu hiệu bất thường ở vết mổ đẻ
- Tụ dịch vết mổ đẻ cũ có thể dẫn đến vô sinh thứ phát