Phthalates có an toàn cho trẻ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Phthalates là một nhóm hóa chất được sử dụng trong nhiều sản phẩm như đồ chơi, chất tẩy rửa, dầu bôi trơn, các sản phẩm chăm sóc cá nhân và các chế phẩm tạo mùi thơm khác. Rất nhiều người đã có các sản phẩm phụ phthalate trong nước tiểu của mình. Do đó, chúng ta nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt về chúng và hiểu cách chúng đi vào cơ thể như thế nào?

1. Trẻ sơ sinh tiếp xúc với phthalates như thế nào?

Cũng giống như tất cả người tiêu dùng khác, trẻ sơ sinh hàng ngày tiếp xúc với phthalate từ một số nguồn như không khí, thuốc, thực phẩm, nhựa, nước và mỹ phẩm.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ trong một bài báo cho biết rằng trẻ sơ sinh tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là dầu gội đầu, sữa tắm trẻ em sẽ làm cho mức độ chất chuyển hóa phthalate tăng lên trong nước tiểu.

Trong 2 năm, FDA đã xem xét 24 sản phẩm dành cho trẻ em vào năm 2006 và gần 50 sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em trong cuộc khảo sát năm 2010 và kết quả cho thấy việc sử dụng phthalates trong mỹ phẩm dành cho mọi độ tuổi bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ em đã giảm đáng kể.


Sữa tắm trẻ em có thể làm mức độ chất chuyển hóa phthalate tăng lên
Sữa tắm trẻ em có thể làm mức độ chất chuyển hóa phthalate tăng lên

2. Sự thật về Phthalates

Phthalates là một nhóm hóa chất giúp nhựa dẻo hơn và khó vỡ hơn. Chúng thường được gọi là chất hóa dẻo. Một số phthalate được sử dụng làm dung môi cho các vật liệu khác. Vì vậy, Phthalates có mặt trong hàng trăm sản phẩm, như chất tẩy rửa, dầu bôi trơn, sàn vinyl, chất kết dính, quần áo nhựa, nhựa ô tô và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Phthalate được sử dụng rộng rãi trong nhựa polyvinyl clorua, được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như màng và tấm bao bì nhựa, ống mềm trong vườn, đồ chơi bơm hơi, hộp đựng máu, ống y tế và một số đồ chơi trẻ em.

Chúng ta không thể nhìn, ngửi hoặc nếm chúng, nhưng chúng có trong hàng trăm sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày kể cả trong thức ăn.

3. Cách Phthalate xâm nhập vào cơ thể người

Con người tiếp xúc với phthalates khi ăn và uống thực phẩm đã tiếp xúc với các vật chứa và sản phẩm có chứa phthalate. Ở mức độ thấp hơn, chúng ta có thể tiếp xúc với chúng qua việc hít thở không khí có chứa hơi phthalate hoặc bụi bị nhiễm các hạt phthalate. Trẻ nhỏ có thể có nguy cơ tiếp xúc với các hạt phthalate trong bụi cao hơn so với người lớn do thói quen đưa tay lên miệng. Khi phthalates đi vào cơ thể, chúng sẽ được chuyển đổi thành các sản phẩm phân hủy (chất chuyển hóa) thải ra ngoài nhanh chóng qua nước tiểu.

Phthalate xâm nhập vào cơ thể từ thực phẩm hoặc đồ uống được phục vụ hoặc đóng gói bằng nhựa có phthalates, từ sữa và thịt động vật đã tiếp xúc, từ mỹ phẩm, từ bụi trong các phòng có thảm, ghế bọc hoặc đồ gỗ có chứa phthalate.

Cơ thể có khả năng nhiễm phthalate cao nếu bạn làm việc trong lĩnh vực sơn, in ấn hoặc chế biến nhựa hoặc có tình trạng bệnh lý như bệnh thận hoặc bệnh máu khó đông, là bệnh nhân lọc thận và truyền máu thường sử dụng ống IV và các nguồn cung cấp khác được làm bằng phthalate.


Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực sơn có khả năng nhiễm phthalate cao
Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực sơn có khả năng nhiễm phthalate cao

4. Phthalates ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Ảnh hưởng sức khỏe con người do tiếp xúc với phthalate mức độ thấp vẫn chưa được biết đến. Một số loại phthalate có ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của động vật thí nghiệm. Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu để đánh giá tác động sức khỏe con người khi tiếp xúc với phthalates vì các nghiên cứu tìm hiểu về cách phthalate ảnh hưởng đến con người vẫn vẫn chưa có kết quả rõ ràng và vì nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên động vật hơn là người.

Tuy nhiên, Phthalate có ảnh hưởng đến các nhóm người khác nhau theo những cách khác nhau:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ em là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi Phthalate và nó có thể gây hại nhiều hơn cho nam giới.
  • Trẻ em trong độ tuổi dậy thì cũng có nguy cơ mắc bệnh vì thời gian chuyển đổi sinh học dường như khiến trẻ dễ bị tổn thương bởi những hóa chất này.
  • Phụ nữ trưởng thành có nhiều tác dụng phụ hơn nam giới, có lẽ vì họ sử dụng nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân hơn.

5. Phthalate có an toàn không?

Phthalates không phải là một hóa chất đơn lẻ và cũng giống như hầu hết các hóa chất tổng hợp khác, chúng được xử lý theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, ba hóa chất BBP, DBP và DEHP đã bị cấm vĩnh viễn đối với đồ chơi và sản phẩm nhằm giúp trẻ dưới 3 tuổi.

Kết quá thí nghiệm cho thấy, DBP và DEHP làm hỏng hệ thống sinh sản của chuột thí nghiệm, đặc biệt là chuột đực. Thử nghiệm trên người cho thấy DBP có thể gây kích ứng da. Chưa có kết quả liệu BBP có gây ung thư ở người hay không, nhưng nghiên cứu cho thấy nó có thể gây ung thư ở chuột thí nghiệm. DEHP được xác nhận là có thể gây ung thư ở động vật nhưng chưa được xác nhận ở người.

DiDP có thể làm cho mắt và da của bạn đỏ hoặc gây buồn nôn, chóng mặt và nôn mửa. DINP gây ra các khối u và các vấn đề phát triển ở chuột thí nghiệm. DnOP có liên quan đến bệnh lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ và gây ra các vấn đề trong quá trình phát triển sinh sản ở chuột. Nó có thể gây kích ứng da ở cả người và động vật.


DiDP có thể làm cho mắt và da của bạn đỏ
DiDP có thể làm cho mắt và da của bạn đỏ

6. Tôi có thể tự bảo vệ mình bằng cách nào?

Cơ thể chúng ta có một hệ thống giải độc tự nhiên. Tuy nhiên, bạn nên tránh các phthalate có hại càng nhiều càng tốt và đây là cách bắt đầu:

  • Đọc nhãn sản phẩm. Phthalate không phải lúc nào cũng được ghi trên nhãn, đặc biệt là với các sản phẩm chăm sóc cá nhân và đồ chơi bằng nhựa hoặc vinyl. Khi chúng được xác định, nó thường có từ viết tắt như DHEP hoặc DiBP. Khi bạn có thể, hãy chọn các mặt hàng có nhãn “không chứa phthalate”.
  • Chỉ sử dụng các hộp đựng và bọc nhựa an toàn cho lò vi sóng và không chứa phthalate, đặc biệt là với thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Kiểm soát thực phẩm bạn ăn. Các nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn nhiều sữa và thịt mang lại mức độ phơi nhiễm phthalate cao.
  • Tránh thức ăn nhanh. Các nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng hộp đựng thức ăn nhanh có thể là nguồn tiếp xúc có hại.
  • Yêu cầu các thiết bị y tế không chứa phthalate nếu bạn đang chạy thận nhân tạo hoặc truyền máu.

Phthalate có thực sự gây hại cho người hay không vẫn đang cần nhiều nghiên cứu để có bằng chứng rõ ràng hơn, Tuy nhiên, một số kết quả thí nghiệm đã cho thấy dấu hiệu tác động có hại lên động vật thí nghiệm và một số nhóm người nhất định. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho trẻ sơ sinh, bạn hãy tránh xa những sản phẩm có chứa phthalate trong đời sống hàng ngày.

Nếu cơ thể có những biểu hiện khác lạ nghi ngờ liên quan đến Phthalates thì hãy đến ngay cơ sở y tế, đặc biệt là trẻ em và trẻ sơ sinh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những cơ sở y tế được khách hàng an tâm về chất lượng điều trị với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu hoàn toàn từ Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Canada giúp quá trình chẩn đoán, theo dõi điều trị đạt hiệu quả tốt.

Nếu có nhu cầu khám và điều trị tại Vinmec, bạn hãy đặt lịch khám ngay tại website hoặc liên hệ đến hệ thống hotline để được tư vấn chi tiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: fda.gov, cdc.gov, webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe