Phòng ngừa và xử trí bệnh tiền sản giật

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Tiền sản giật là nguyên nhân của nhiều tai biến sản khoa nặng nề, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Nguy cơ mắc bệnh có thể được phát hiện thông qua thăm khám ngay từ quý I của thai kỳ, nhờ đó giúp phòng ngừa và xử trí bệnh tiền sản giật hiệu quả.

1. Bệnh tiền sản giật là gì?

  • Tiền sản giật là biến chứng do nhiễm độc thai nghén và thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ, chiếm 5-8% số phụ nữ mang thai.
  • Tiền sản giật là nguyên nhân gây tai biến sản khoa nặng nề, có thể gây tử vong cho mẹ và thai nhi.

2. Ai có nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật?

  • Tiền sử thai nghén: Tiền sản giật, sản giật, rau bong non, thai kém phát triển trong tử cung, thai chết lưu, đa thai....
  • Số lần mang thai: Con dạ cao hơn co so.
  • Tiền sử bố hoặc mẹ bị cao huyết áp.
  • Liên quan đến tuổi mẹ: Tuổi hơn >35 hoặc <20. Tuổi trên 35 tăng nguy cơ gấp đôi.
  • Tiền sử nội khoa: Bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận, rối loạn chất tạo keo, nhược giáp.
  • Thời tiết mùa đông xuân.
  • Đời sống kinh tế thấp kém.

3. Những dấu hiệu chính của bệnh tiền sản giật là gì ?


Các dấu hiệu chính của bệnh tiền sản giật
Các dấu hiệu chính của bệnh tiền sản giật

  • Huyết áp cao (HA ≥ 140/90mmHG).
  • Protein niệu: 0,3g/l với nước tiểu 24h và 0,5g/l với nước tiểu ngẫu nhiên.
  • Phù: trắng, mềm, ấn lõm, không giảm khi nghỉ ngơi.
  • Triệu chứng khác: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt,đau vùng thượng vị, buồn nôn.

4. Phòng bệnh tiền sản giật như thế nào?

  • Bổ sung đầy đủ lượng DHA, EPA. Các nguồn thức ăn giàu Omega 3 cho bà bầu như cá hồi, súp lơ, bắp cải, quả óc chó, hạt vừng...
  • Đáp ứng đủ lượng canxi cần thiết. Thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa và các chế phẩm, bông cải xanh, đậu bắp, măng tây, rau diếp...
  • Cung cấp đủ Vitamin D cho cơ thể giúp giảm 27% nguy cơ bị tiền sản giật. Vitamin D có nhiều trong dầu gan cá, nấm hương, các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Khám thai định kỳ và tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.

5. Xử trí bệnh tiền sản giật như thế nào?


Bệnh tiền sản giật nên ưu tiên chế độ ăn nhạt, tăng đạm
Bệnh tiền sản giật nên ưu tiên chế độ ăn nhạt, tăng đạm

  • Người bệnh cần nghỉ ngơi tại giường, nằm nghiêng trái nhằm tăng tuần hoàn tử cung rau có lợi cho thai.
  • Phòng nghỉ ngơi ấm áp, ánh sáng dịu, ít ồn ào, cho người bệnh tâm lý thoải mái dưỡng thai.
  • Ưu tiên chế độ ăn nhạt, tăng đạm.
  • Uống nước 1,5 - 2 lít/ ngày.
  • Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sỹ hoặc khi có bất thường: Đau đầu, mạch nhanh, đánh trống ngực...
  • Làm đầy đủ các siêu âm và xét nghiệm theo chỉ định của bác sỹ khi khám thai.
  • Theo dõi cử động thai hàng ngày, nếu trong 2h có ít hơn 10 cử động thai cần đền viện tái khám ngay.

6. Khi nào người bệnh cần đưa đến khám?

  • Đau bụng từng cơn, ra máu, ra nước âm đạo bất thường.
  • Đầu đầu, hoa mắt, nhìn mờ,đau vùng thượng vị, đau hạ sườn phải...
  • Nước tiểu giảm, phù tăng lên.
  • Giảm cử động thai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe