Phòng ngừa ung thư khoang miệng

Tìm hiểu về các phương án phòng ngừa ung thư miệng và họng sẽ giúp chúng ta trang bị thêm kiến thức cần thiết để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này.

1. Ung thư khoang miệng là gì?

Trong số các bệnh ung thư vùng đầu cổ thì ung thư khoang miệng và họng là bệnh lý thường gặp nhất. Khối u có thể xuất hiện ở vị trí nướu răng, vòm khẩu cái, lưỡi hay niêm mạc miệng....

Ung thư khoang miệng là tình trạng các khối u ác tính xuất hiện bất kỳ một vị trí nào trong khoang miệng và gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, nếu không có sự can thiệp kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và dẫn tới nguy cơ tử vong cao ở người bệnh.

Nguyên nhân ung thư miệng chủ yếu là do niêm mạc miệng của người bệnh thường xuyên bị kích thích bởi các vật nhọn hay thói quen hút thuốc lá, nhai trầu, xỉa thuốc, đặc thù công việc phải tiếp xúc dài ngày với tia UV, ánh nắng mặt trời và một nguyên nhân không thể ngờ tới chính là do người bệnh vệ sinh răng miệng kém hoặc dùng răng giả không đúng cách.

Theo thống kê, bệnh lý ung thư khoang miệng chiếm đến 40% các bệnh ung thư đầu cổ. Năm 2002, trên thế giới có trên 270.000 trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán ung thư khoang miệng, trong đó có 145.000 trường hợp tử vong do căn bệnh này. Bệnh ung thư miệng và họng thường gặp ở đối tượng đàn ông trên 40 tuổi, và những người có thói quen do ăn trầu, hút thuốc.

2. Dấu hiệu cảnh báo ung thư khoang miệng

Dấu hiệu của ung thư miệng và họng giai đoạn đầu thường rất mơ hồ khiến cho người bệnh chủ quan, dễ nhầm sang bệnh lý khác. Để có thể chẩn đoán chính xác thì cần phải khám sức khỏe răng miệng định kỳ hoặc có thể căn cứ vào một số dấu hiệu chủ quan, khách quan sau:

  • Bị tổn thương niêm mạc gây ra bởi răng giả hoặc các vật dụng sắc nhọn, vết thương không tự lành sau 2 tuần;
  • Bị tổn thương dạng cục cứng dưới niêm mạc, bờ viền không rõ, người bệnh không cảm thấy đau và vết tổn thương phát triển to ra từ từ trong khi niêm mạc trên bề mặt bình thường;

Bị tổn thương dạng cục cứng dưới niêm mạc
Bị tổn thương dạng cục cứng dưới niêm mạc

  • Khoang miệng xuất hiện những hạt cơm màu trắng tại các vị trí như lợi, hàm hoặc niêm mạc má;
  • Xuất hiện chấm trắng trên nền niêm mạc bình thường với bề mặt gồ ghề và bờ viền không đều;
  • Bị tổn thương không lành sau khi nhổ răng, vết tổn thương sưng đỏ và dễ chảy máu khi chạm vào;
  • Một vùng niêm mạc khoang miệng bị đỏ và gây đau rát, khó lành;
  • Bị đau vùng khoang miệng mà không rõ nguyên nhân, tần suất đau ngày càng trầm trọng hơn.

3. Phòng ngừa ung thư khoang miệng hiệu quả

Ung thư miệng và họng là bệnh lý mặc dù nguy hiểm nhưng có thể chữa trị dứt hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh muộn, khi tình trạng ung thư đã bước sang những giai đoạn nguy hiểm thì bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ tử vong, chỉ có thể kéo dài cuộc sống trong vòng 5 năm. Chính vì thế, việc đề phòng và phát hiện ra những triệu chứng, dấu hiệu của căn bệnh ung thư miệng hay ung thư lưỡinhiệt miệng là rất quan trọng, giúp đem lại cơ hội điều trị và sự sống cho người bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa ung thư khoang miệng bao gồm:

  • Từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá:

Thói quen hút thuốc lá không chỉ là nguyên nhân ung thư miệng nói riêng mà còn khiến cơ thể mắc phải rất nhiều căn bệnh khác. Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe của bản thân thì tốt hãy từ bỏ thói quen không tốt này, ngừng sử dụng thuốc lá chính là cách phòng ngừa ung thư miệng hiệu quả nhất.

  • Không nghiện rượu:

Lạm dụng rượu bia chính là thói quen xấu có thể kích thích các tế bào niêm mạc trong khoang miệng và là nguyên nhân ung thư miệng phổ biến ở nam giới. Do đó, để phòng ngừa ung thư miệng thì chỉ nên uống rượu bia ở mức độ vừa phải, không lạm dụng.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh:

Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây có thể giúp bổ sung các vitamin và chất chống oxy hóa cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ ung thư miệng tối đa.

  • Tránh tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời:

Một trong những nguyên nhân ung thư miệng chính là do người bệnh phải tiếp xúc quá lâu với ánh mặt trời, tia UV. Do đó, để phòng ngừa hiệu quả ung thư khoang miệng thì hãy chọn làm việc ở trong bóng râm khi có thể, nếu bắt buộc phải làm việc ngoài trời thì hãy đội mũ rộng vành và sử dụng các sản phẩm chống nắng để bảo vệ làn da khỏi tác động của ánh mặt trời.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách:

Vệ sinh răng miệng đúng cách ngăn ngừa ung thư vòm họng
Vệ sinh răng miệng đúng cách ngăn ngừa ung thư vòm họng

Hàng ngày, hãy duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng và họng.

  • Khám sức khỏe răng miệng định kỳ:

Khám nha khoa định kỳ chính là cách để xác định tình trạng sức khỏe răng miệng và phòng ngừa ung thư khoang miệng hiệu quả nhất. Hãy yêu cầu nha sĩ kiểm tra miệng ở các khu vực cảm thấy bất thường có thể gây ra ung thư miệng và họng hoặc những thay đổi tiền ung thư.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe