Phòng chống tác hại của rượu bia đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Việc uống rượu, bia khi mang thai và cho con bú có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và bé. Không có một giới hạn an toàn nào cho việc uống bia, rượu trong thời gian mang thai. Vì vậy, việc phòng chống tác hại của rượu bia đối với phụ nữ mang thai và cho con bú là vô cùng cần thiết.

1. Vì sao phụ nữ mang thai và cho con bú không được uống rượu bia?

Rượu, bia là chất kích thích, nó có thể gây nghiện cũng như ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ mang thai và cho con bú. Theo các nghiên cứu, việc uống rượu, bia gây ra những tổn thương nghiêm trọng nhất trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ và sau đó tại bất cứ thời điểm nào lúc mang thai cũng có thể gây hại cho thai nhi.

Nguyên nhân là bởi rượu bia dễ dàng đi qua nhau thai để vào cơ thể thai nhi. Nếu mẹ bầu uống rượu bia cũng đồng nghĩa với việc thai nhi trong bụng cũng uống rượu bia. Tuy nhiên, do các cơ quan của thai nhi chưa được hoàn thiện nên quá trình đào thải rượu bia ra bên ngoài sẽ mất rất nhiều thời gian hơn. Từ đó sẽ ngăn cản thai nhi hấp thụ dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Trường hợp lạm dụng rượu bia khi mang thai có thể bị tổn thương và ảnh hưởng xấu tới sự hình thành, phát triển của thai nhi.

Với những phụ nữ đang cho con bú, nếu uống rượu bia thì lượng cồn sẽ đi vào máu và ảnh hưởng đến sữa mẹ. Trẻ bú vào có thể ảnh hưởng đến việc ăn và ngủ cũng như cản trở sự phát triển, vận động (chậm biết đi,...). Do đó, tất các cả bác sĩ đều khuyên rằng các bà mẹ đang cho con bú nên tránh uống rượu kể cả uống rượu thuốc sau khi sinh.

2. Những ảnh hưởng của rượu bia đối với thai nhi và trẻ sơ sinh

2.1 Tác hại của rượu bia đối với thai nhi

Với người trường thành bình thường thì việc uống rượu bia cũng sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe từ nhẹ đến nặng. Tác động tiêu cực từ rượu bia còn nguy hiểm hơn nữa nếu như người uống là 1 phụ nữ mang thai.

Hậu quả nghiêm trọng nhất của việc uống rượu, bia khi mang thai là gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai. Đây chính là căn bệnh gây hệ lụy suốt đời, khiến cho bé kém phát triển trong tử cung, sau khi sinh hoặc cả 2, khuôn mặt bất thường; dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương.

Những trẻ bị mắc hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai cũng có thể có đầu và não nhỏ bất thường kèm theo các khuyết tật bẩm sinh khác, đặc biệt là tim và cột sống. Ngoài hội chứng này, một số tác tác hại khác của rượu bia ảnh hưởng đến thai nhi đó là:

  • Thai chết lưu trong bụng mẹ: Nguyên nhân dẫn đến tác hại này là do bia rượu sẽ tạo ra một môi trường vô cùng độc hại cho thai nhi (chất cồn), mà cơ thể non yếu của trẻ không thể chống lại với điều này, hậu quả là khiến mẹ sảy thai, thai chết lưu.
  • Môi trên của trẻ bị mỏng hoặc đôi khi bị chẻ, khoảng cách giữa các mắt nhỏ và có các bất thường khác trên khuôn mặt;
  • Chiều cao và cân nặng của thai nhi dưới mức trung bình nên nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng bào thai.
  • Trẻ sau khi sinh ra có thể bị tăng động, thiếu tập trung, kém phối hợp vận động hoặc có thể chậm phát triển trí tuệ khiến cho tư duy, ngôn ngữ, chuyển động và các kỹ năng xã hội kém, từ đó gây ra khuyết tật khả năng học tập, trí tuệ.
  • Uống rượu bia khi mang thai có thể khiến thai nhi tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch, dị tật tiết niệu, dị tật chi.

2.2. Tác hại của rượu bia đối với trẻ sơ sinh

Bác sĩ chuyên khoa thường khuyên bà mẹ đang cho con bú không nên uống rượu bia hay hút thuốc lá, vì nó có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển thể chất của trẻ.

Hiện nay, nhiều người quan niệm uống bia sẽ khiến nguồn sữa dồi dào, tuy nhiên không có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này. Thực tế thì rượu bia chỉ làm cơ thể người mẹ mất nước, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cũng như nguồn sữa, rối loạn các hormone liên quan đến sản xuất sữa.

Ngoài ra, khi người mẹ say xỉn sau khi uống rượu bia thì sẽ không thể chăm sóc em bé một cách an toàn. Vì vậy, phòng chống tác hại của rượu bia rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.


Phòng chống tác hại của rượu bia đối với phụ nữ mang thai và cho con bú là vô cùng cần thiết
Phòng chống tác hại của rượu bia đối với phụ nữ mang thai và cho con bú là vô cùng cần thiết

3. Làm thế nào để bảo vệ bé yêu khỏi những tác hại của rượu bia?

Hiện chưa, có nghiên cứu nào chứng minh được đâu là mức độ an toàn khi uống rượu bia, Vì vậy, mẹ bầu uống rượu trong quá trình mang thai có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường như sảy thai, sinh non, băng huyết và khiến thai nhi bị dị tật, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé,.... Do đó, để phòng chống tác hại của rượu bia, các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú cần:

  • Từ bỏ thói quen uống rượu bia khi mang thai và khi cho con bú;
  • Nói không với đồ uống có cồn, kể cả rượu vang và rượu trứng để đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con;
  • Người thân trong gia đình, đặc biệt là chồng hạn chế tối đa việc uống rượu bia.

Để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh. ngoài việc từ bỏ thói quen uống rượu bia thì cả vợ và chồng đều nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.

Người vợ nên:

Người chồng nên:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe