Phẫu thuật thoát vị màng não tủy vùng lưng/cùng cụt

Thoát vị màng não tủy vùng lưng/cùng cụt là một căn bệnh hiếm gặp, có nguyên nhân là do những khuyết tật bẩm sinh ở vùng não của trẻ. Nếu phát hiện các triệu chứng hay nghi ngờ trẻ mắc bệnh này, phụ huynh cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và phẫu thuật màng não tủy kịp thời.

1. Thoát vị màng não tủy là gì?

Thoát vị màng não tủy là một căn bệnh hiếm gặp, nguyên nhân do những khuyết tật bẩm sinh ở ống sống của trẻ. Nguyên nhân cụ thể của tình trạng này là do cung sau của đốt sống bị khuyết rộng làm cho ống sống thông với phần mềm ngoài ống sống, làm cho màng cứng tủy dễ dàng phình ra và tạo thành túi thoát vị. Thoát vị màng não tủy là một tình trạng bệnh lý nặng, gây ra mất hoặc rối loạn chức năng thần kinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng của người mắc bệnh từ hình dáng, sinh hoạt đến nhiều nguy cơ khác nhau.


Thoát vị màng não tủy là bệnh lý rất nguy hiểm
Thoát vị màng não tủy là bệnh lý rất nguy hiểm

2. Thoát vị màng não tủy vùng lưng/ vùng cùng cụt là gì?

Đặc trưng cơ bản của bệnh thoát vị màng não tủy vùng lưng/ cùng cụt ở trẻ là xuất hiện khối u ở vùng thắt lưng- cùng. Khối u này thường mềm, được che phủ bởi lớp da nhăn nheo, bên trong chứa dịch não tủy hay hỗn hợp gồm mô não và dịch não tủy. Thoát vị màng não tủy vùng lưng/ cùng cụt được xem là một dạng của dị tật nứt đốt sống. Nứt đốt sống là một khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh mà trong đó xuất hiện một vài đốt xương cột sống không khép kín làm lộ tủy sống, màng và dịch não tủy dưới dạng một "túi thần kinh" mềm sẫm màu, nổi lên ở trên lưng dọc theo cột sống.

Dị tật nứt đốt sống có 3 dạng:

  • Tật nứt đốt sống ẩn (spina bifida occulta);
  • Thoát vị màng não (meningocele);
  • Thoát vị màng não tủy (meningomyelocele).

3. Chỉ định phẫu thuật màng não tủy

Phẫu thuật màng não tủy qua đường mở nắp sọ

  • Mổ khối thoát vị qua xoang trán và 1/3 trước xoang sàng (Mở nắp sọ trán)
  • Mổ khối thoát vị ở vị trí tầng giữa nền sọ (mở nắp sọ thái dương)

Mổ nội soi qua đường mũi

  • Khối thoát vị màng não tủy ở xoang sàng, xoang bướm

4. Phẫu thuật thoát vị màng não tủy

4.1. Chuẩn bị trước phẫu thuật

  • Ngay khi đứa trẻ sinh ra và được chẩn đoán thoát vị màng não tủy vùng lưng/ cùng cụt trẻ cần được đặt ngay một miếng gạc vô trùng có tẩm nước muối lên vùng tổn thương để tránh nguy cơ bị khô da. Khám và đánh giá lại mức độ giới hạn vận động, cảm giác và mức độ não úng thuỷ.
  • Cho trẻ sử dụng kháng sinh phổ rộng: Cephalosporin.

4.2. Tiến hành phẫu thuật

  • Phẫu thuật thoát vị màng não tủy vùng lưng/ cùng cụt nên làm trong vòng 24 giờ đầu.
  • Tiến hành rạch da quanh túi thoát vị và mở rộng dần sang 2 bên, bóc tách chân túi thoát vị khỏi tổ chức xung quanh.
  • Cắt bớt một phần túi thoát vị màng não tủy và khâu lại.
  • Sử dụng cân vuông thắt lưng hai bên che phủ lỗ khuyết xương.

Sau phẫu thuật, người bệnh cần được theo dõi để phát hiện các tổn thương như phù não
Sau phẫu thuật, người bệnh cần được theo dõi để phát hiện các tổn thương như phù não

4.3. Chăm sóc và theo dõi sau phẫu thuật

  • Thiết lập đường truyền và truyền dịch trong những giờ đầu.
  • Trong 24 giờ đầu: theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn và tri giác: mạch huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, dấu hiệu thần kinh khu trú. Nếu giảm tri giác hoặc xuất hiện dấu hiệu thần kinh khu trú mới --> chụp cắt lớp vi tính kiểm tra để phát hiện tổn thương dập não tiến triển, phù não, biến chứng máu tụ ngoài màng cứng hay tình trạng máu tụ dưới màng cứng.
  • Theo dõi chảy dịch não tủy qua mũi.
  • Tiếp tục cho sử dụng kháng sinh theo đường tĩnh mạch.
  • Sau phẫu thuật phải luôn theo dõi vòng đầu, kích thước của thóp trước của trẻ để phát hiện kịp thời tai biến não úng thuỷ.

Phẫu thuật là phương pháp tối ưu để điều trị thoát vị màng não tủy. Nếu phát hiện thoát vị màng não tủy vùng lưng/cùng cụt chưa vỡ có thể được phẫu thuật ngay trong 24h đầu sau sinh. Tuy nhiên, phẫu thuật cho trẻ thoát vị màng não tủy là kỹ thuật vô cùng phức tạp. Trẻ bệnh cần được chuẩn bị rất kỹ trước khi tiến hành phẫu thuật, đánh giá các mức độ tổn thương thần kinh. Sau phẫu thuật, trẻ cần phải được theo dõi sát các biến chứng, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe