Phẫu thuật nối tắt mỏm thất trái- động mạch chủ là phương pháp điều trị ngoại khoa được áp dụng trên những bệnh nhân mắc phải bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp. Đây là một kỹ thuật hiện đại và rất phức tạp, cần có những bác sĩ có kiến thức chuyên môn sâu và kinh nghiệm trong quá trình thực hiện kỹ thuật này.
1. Tim bẩm sinh là gì?
Tim bẩm sinh là bệnh lý liên quan đến tim mạch mà trẻ sơ sinh mắc phải khi vừa chào đời, có rất nhiều thể bệnh trên lâm sàng mà bệnh nhân có thể mắc phải. Để điều trị tim bẩm sinh thì người bệnh cần phải trải qua một số phẫu thuật tim mạch cần thiết để chỉnh sửa các tổn thương trong tim. Đối với bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn ở các van tim, sau đó lan ra những vị trí xung quanh và vách liên thất là một tình trạng bệnh lý rất khó để phẫu thuật vì cấu trúc giải phẫu ở vị trí này rất phức tạp, vì vậy cần phải thực hiện các phương pháp phẫu thuật đặc biệt để điều trị bệnh lý này.
Hay đối với một số bệnh lý khác như viêm động mạch chủ dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như hở van động mạch chủ phải trải qua những cuộc phẫu thuật thay van hay sửa chữa van động mạch chủ nhiều lần nhưng vẫn chưa điều trị thành công.
Tình trạng viêm động mạch chủ kể trên do rất nhiều nguyên nhân gây ra và một khi đã tiến hành thay van thì khả năng bệnh nhân bị bong van động mạch chủ là rất cao, vì vậy cần tiến hành điều trị bằng những phương pháp khác phù hợp hơn. Nối tắt mỏm thất trái- động mạch chủ được xem là phương pháp phẫu thuật điều trị thành công cho trường hợp viêm động mạch chủ làm bong van động mạch chủ cũng như trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cũng có thể được điều trị bằng phương pháp này.
Video đề xuất:
Những dấu hiệu con bị tim bẩm sinh, cần đi khám bác sĩ ngay
2. Nối tắt mỏm thất trái- động mạch chủ
Nối tắt mỏm thất trái- động mạch chủ là phương pháp phẫu thuật thiết lập nên cầu nối tắt giữa mỏm thất trái và động mạch chủ. Đây là phương pháp đã được nghiên cứu rất nhiều trên thế giới và cho kết quả điều trị khá khả quan đối với một số bệnh lý thuộc về tim bẩm sinh. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiến hành dẫn lưu máu bắt đầu từ buồng của tâm thất trái đến vị trí của động mạch chủ dưới, giai đoạn này được tiến hành thông qua việc dùng một ống mạch nhân tạo có van ở giữa ống.
Tuy nhiên, nối tắt mỏm thất trái- động mạch chủ không phải là một phương pháp có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp bệnh tim mạch mà thường chỉ được thực hiện trên những bệnh nhân có gốc của động mạch chủ bị vôi hóa nhiều, trở nên mỏng và dễ vỡ hon. Nếu áp dụng phương pháp trên với những trường hợp không được khuyến cáo thì có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như giãn thất phải, hiện tượng cầu nối mạch vành ngay sát dưới xương ức gây nhiễm trùng xương ức mức độ nặng. Đối với những bệnh tim bẩm sinh nặng như hẹp đường ra thất trái thì khi tạo cầu nối giữa mỏm thất trái và động mạch chủ có thể gây nên tình trạng hẹp lòng của van động mạch chủ mức độ nặng, gây ảnh hưởng đến hoạt động và tính chất của tim.
Phương pháp nối tắt mỏm thất trái- động mạch chủ có nhiều ưu điểm hơn so với những biện pháp điều trị khác, cụ thể là:
- Đối với bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Nếu bệnh nhân dùng phương pháp cắt những tổ chức nhiễm khuẩn 1 phần hoặc toàn phần thì khả năng đường ra của thất trái sẽ không được bảo tồn dẫn đến việc thay van nhân tạo cho bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn vì không thể xác định vị trí cụ thể do đường ra tâm thất trái đã bị tiêu hủy trong quá trình cắt lọc. Hơn nữa, trong tình trạng lớp nội tâm mạc của tim bị nhiễm khuẩn thì mô cơ tim sẽ bị phù nề nên việc khâu van tim sẽ rất khó khăn, nếu thực hiện được cũng sẽ có nguy cơ bị bục chỉ sau đó. Vì những lý do trên, việc thực hiện đóng gốc của động mạch chủ đồng thời thực hiện nối tắt giữa mỏm thất trái và động mạch chủ sẽ là một sự lựa chọn tối ưu và khả thi hơn.
- Đối với bệnh nhân viêm động mạch chủ: Viêm động mạch chủ nếu được điều trị bằng phương pháp thay van nhân tạo thì hầu hết các trường hợp, sau khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ bị bong van nhân tạo, có thể xuất hiện khối phình ngay vị trí đường khâu. Tình trạng này được giải thích là do thành động mạch chủ cũng như mô ở vòng van tim không được kiểm soát tốt trong quá trình viêm động mạch chủ. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật thì chỉ cũng sẽ bị bục ra do vòng van viêm dẫn đến cạnh van bị hở ra rất nhiều. Lúc này, nếu thực hiện phẫu thuật lại 1 lần nữa để tiếp tục thay van tim thì nguy cơ bệnh nhân sẽ bị tổn thương nặng nề những cấu trúc quan trọng của tim như cơ tim, động mạch chủ, mạch vành dẫn đến suy tim nặng... vì sau lần mổ đầu, các mốc giải phẫu ban đầu đã không còn nguyên vẹn. Do vậy, nối tắt mỏm thất trái- động mạch chủ nên được áp dụng thay vì phẫu thuật thay van tim nhiều lần để có thể xử lý những tổn thương do viêm động mạch chủ gây ra. Nối tắt mỏm thất trái- động mạch chủ cho hiệu quả điều trị cao hơn vì nó tạo cầu nối gắn vào cơ tim ở mỏm thất trái là vị trí không chịu ảnh hưởng của quá trình viêm tác động lên, đồng thời đầu kia của cầu nối là động mạch chủ có thành mạch bình thường, không bị viêm hay tổn thương như ở gốc động mạch chủ hay đường ra của tâm thất trái.
Nối tắt mỏm thất trái- động mạch chủ là phương pháp điều trị tối ưu được sử dụng trong một số bệnh cảnh lâm sàng thuộc tim bẩm sinh, trong đó bao gồm viêm động mạch chủ và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Đây là kỹ thuật hiện đại, cần có đội ngũ bác sĩ y tá có kinh nghiệm cũng như phải trang bị những vật liệu, dụng cụ cần thiết để tiến hành thực hiện phương pháp này.
Để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của nhồi máu cơ tim và đột quỵ, khách hàng có thể đăng ký Gói Sàng lọc Tim mạch - Khám Tim mạch cơ bản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Gói khám giúp phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim mạch thông qua các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Gói khám dành cho mọi độ tuổi, giới tính và đặc biệt rất cần thiết cho những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Video đề xuất:
Suy tim - đích đến cuối cùng của bệnh lý tim mạch
XEM THÊM: