Phẫu thuật khâu vỡ, thủng cơ hoành do chấn thương

Vỡ, thủng cơ hoành là một loại tổn thương mất toàn vẹn cơ hoành xảy ra khi bệnh nhân gặp chấn thương vùng bụng kín thường do tai nạn. Đây là một chấn thương tác động mạnh gây áp lực ổ bụng khiến tăng cao đột ngột, vòm hoành bị căng lên và vỡ.

1. Thủng cơ hoành là gì?

Thủng cơ hoành là sự tổn thương toàn bộ của vùng cơ hoành do tổn thương vùng lồng ngực – ổ bụng. Vùng bụng bị tổn thương dễ dẫn tới tử vong nhiều nhất. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

2. Nguyên nhân chính gây thủng cơ hoành là gì?

Từ khu vực bị thủng cơ hoành, các tạng ở trong ổ bụng có thể chui lên lồng ngực ngay sau bị tai nạn hoặc sau khi tai nạn một thời gian, gây nên thoát vị cơ hoành.


Thủng cơ hoành sẽ khiến các tạng ở bụng chui lên lồng ngực
Thủng cơ hoành sẽ khiến các tạng ở bụng chui lên lồng ngực

3. Dấu hiệu chẩn đoán bị thủng cơ hoành?

Thủng cơ hoành thường có dấu hiệu: Đau tức vùng mũi ức, thấy dịch tiêu hóa, dịch mật, mạc nối, quai ruột... ở lỗ thủng vết thương thành ngực.

Khi các tạng trong ổ bụng chui ra qua lỗ thủng cơ hoành vào lồng ngực sẽ gây chèn ép các tạng trong lồng ngực khiến bệnh nhân bị ngạt thở cấp, toàn thân tím tái, loạn nhịp tim... Ngoài ra kèm theo có thể có thể bị tắc ruột do bị nghẹn các quai ruột ở lỗ thủng cơ hoành.

Khi bị chấn thương cơ hoành, bệnh nhân thường bị vỡ cơ hoành bên trái nhiều hơn.

Mọi trường hợp bệnh nhân bị thủng cơ hoành đều có chỉ định phải mổ để khâu vết rách cơ hoành. Nếu thủng rộng có thể phải làm vá lại bằng các vật liệu nhân tạo. Trường hợp, nếu bác sĩ nghi ngờ có tổn thương ổ bụng thì sẽ có chỉ định mở ổ bụng để xử lý các tổn thương. Đồng thời, khâu lại vết thủng cơ hoành. Còn nếu chỉ thủng cơ hoành đơn thuần thì có thể mở ngực để khâu lại vết thủng. Mở ngực dễ khâu hơn so với mổ đường bụng.


Phẫu thuật khâu vết thủng cơ hoành từ ngực dễ tiến hành hơn
Phẫu thuật khâu vết thủng cơ hoành từ ngực dễ tiến hành hơn

4. Quy trình phẫu thuật khâu vỡ, thủng cơ hoành do chấn thương

Tư thế: Đặt người bệnh nằm ngửa

Phương pháp: Gây mê toàn thân, đặt nội khí quản.

Đường mổ: Mở bụng đường trắng trên rốn.

Kiểm tra tổng quát ổ bụng:

  • Thăm dò dịch ổ bụng:
  • Tầng trên mạc treo của đại tràng ngang: Bao gồm gan, lách, hậu cung mạc nối, thân, đuôi tụy.
  • Tầng dưới mạc treo của đại tràng ngang: Kiểm tra đại tràng ngang, ruột non và mạc treo từ góc hồi manh tràng trở lên

Kiểm tra tổng quát ổ bụng trước phẫu thuật
Kiểm tra tổng quát ổ bụng trước phẫu thuật

Nếu bệnh nhân bị tổn thương cơ hoành:

  • Tạng thoát vị: Đưa trở lại ổ bụng,
  • Kiểm tra khoang màng phổi, phổi cùng chỗ vỡ cơ hoành, xử lý nếu tổn thương nhu mô phổi. Thực hiện rửa màng phổi nếu có dịch mủ, dịch tiêu hóa, giả mạc hay máu cục.
  • Đặt dẫn lưu màng phổi cùng bên tổn thương tại vị trí khoang liên sườn V, xử lý vết thương thành ngực nếu có.
  • Khâu cơ hoành 1 lớp khâu vắt hoặc mũi rời bằng chỉ không tiêu.
  • Đặt dẫn lưu tùy vào vị trí cơ hoành và các tạng bị tổn thương liên quan.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe