Teo quai động mạch chủ là tình trạng bệnh lý bẩm sinh rất hiếm gặp, thuộc nhóm bệnh lý tim bẩm sinh, có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và chữa trị sớm. Bệnh lý về dị dạng quai động mạch chủ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng suy tim và khả năng bệnh nhân sống được đến độ tuổi trưởng thành rất thấp. Một trong những phương pháp điều trị bệnh lý này được áp dụng phổ biến hiện nay đó là phẫu thuật động mạch chủ.
1. Teo quai động mạch chủ
Teo quai động mạch chủ thuộc vào nhóm dị dạng quai động mạch chủ là một trong những bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp, với tỷ lệ khoảng 3 trên 1 triệu trẻ em sinh ra mắc phải bệnh lý này. Đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm vì nếu không điều trị nhanh chóng thì bệnh nhân sẽ mắc phải chứng suy tim, khả năng dẫn đến tử vong là rất cao, thậm chí có những trẻ vừa sinh ra được 4 ngày đã tử vong vì tình trạng bệnh lý này. Một số triệu chứng để chẩn đoán xác định bệnh dị dạng quai động mạch chủ đó là dấu hiệu của suy tim, xuất hiện sự chênh lệch giữa chỉ số huyết áp ở tay và chỉ số huyết áp ở chân, triệu chứng của tình trạng rối loạn về hệ thống hô hấp... Một số trường hợp bệnh nhân khi trưởng thành có thể mắc phải những bệnh lý kèm theo như thông liên thất, tổn thương về van tim... Trong đó, tình trạng có bệnh thông liên thất kèm theo thường chiếm một tỷ lệ khoảng 0.07/1000 trẻ sinh sống, chiêm 1% trong các bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp. Một số triệu chứng điển hình của tình trạng bệnh lý này bao gồm tím chi, tím tăng dần, phù phổi, suy tim sung huyết...
Để điều trị bệnh lý teo quai động mạch chủ thì cần tiến hành phẫu thuật tạo cầu nối ngoài cấu trúc giải phẫu tự nhiên của cơ thể nhằm mục đích làm cho lưu lượng máu trong động mạch chủ trở về mức bình thường, đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.
2. Phẫu thuật động mạch chủ
Phẫu thuật động mạch chủ là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với bệnh teo quai động mạch chủ cũng như dị dạng quai động mạch chủ, tuy nhiên phương pháp này cũng có một số chống chỉ định tương đối cần phải lưu ý như sau:
- Bệnh nhân gặp phải tình trạng tăng áp lực phổi cố định.
- Bệnh nhân bị suy tim và suy gan, suy thận mức độ nặng.
- Bệnh nhân mắc phải những tình trạng tim bẩm sinh phức tạp.
- Bệnh nhân gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn tiến triển.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, cần đảm bảo một số khâu trong quá trình chuẩn bị bệnh nhân cũng như chuẩn bị phẫu thuật như sau:
- Thông báo cho gia đình và bệnh nhân về phẫu thuật động mạch chủ chuẩn bị thực hiện, cho người nhà và bệnh nhân xác nhận và ký vào giấy đồng ý phẫu thuật.
- Trước khi phẫu thuật 1 ngày, bệnh nhân được vệ sinh cơ thể, tắm 2 lần bằng dung dịch nước hòa với Betadine, đảm bảo cơ thể sạch sẽ trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Trước lúc phẫu thuật thì dùng xà phòng Betadine để đánh lên vùng ngực của bệnh nhân, sau đó mới cho dung dịch sát khuẩn lên vị trí cần phẫu thuật.
Phẫu thuật động mạch chủ điều trị dị dạng quai động mạch chủ được thực hiện theo các kỹ thuật như sau:
- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, hoặc một số trường hợp có thể để bệnh nhân nằm nghiêng về phía bên trái một góc 45°
- Gây mê toàn thân bằng phương pháp nội khí quản làm xẹp phổi trái.
- Tiến hành mở lồng ngực của bệnh nhân bằng cách rạch đường giữa xương ức, đường trên bên ở khoang liên sườn IV-V
- Thực hiện kháng đông toàn bộ cơ thể bệnh nhân bằng Heparin.
- Thiết lập và kết nối giữa hệ tuần hoàn của người bệnh và máy tim phổi nhân tạo để chạy hệ thống tuần hoàn hỗ trợ bên ngoài cơ thể bệnh nhân.
- Tiến hành tạo miệng nối giữa tận bên mạch nhân tạo và động mạch chủ dưới của người bệnh.
- Thực hiện luồn cầu nối trên đến động mạch chủ trên.
- Thực hiện kẹp 1 bên động mạch chủ trên, lưu ý không làm ngừng tim của bệnh nhân khi thực hiện thao tác này. Một số trường hợp có thể kẹp toàn bộ động mạch chủ trên và dùng bơm tiêm để truyền dung dịch làm liệt tim và gốc của động mạch chủ nhằm mục đích làm ngừng tim.
- Tạo miệng nối giữa tận bên cầu động mạch chủ nhân tạo và động mạch chủ trên của bệnh nhân.
- Tiến hành quan sát và phục hồi, xử lý những tổn thương khác của tim như những vấn đề về va tim, thông liên thất hoặc thông liên nhĩ.
- Tháo kẹp động mạch chủ đã kẹp ở những bước trước đó và tiến hành kỹ thuật phục hồi, làm tim hoạt động trở lại.
- Đóng đường rạch da lại theo thứ tự đầy đủ các lớp như cân, cơ và da đúng như trình tự giải phẫu cơ thể của bệnh nhân.
Sau khi thực hiện phẫu thuật động mạch chủ thì bác sĩ điều trị cũng như nhân viên y tế cần quan sát và theo dõi một số biến chứng trên bệnh nhân, từ đó có những biện pháp xử trí kịp thời như sau:
- Theo dõi chỉ số sinh tồn của bệnh nhân bao gồm mạch, nhịp thở, huyết áp, nhiệt độ.
- Khi bệnh nhân được hồi sức sau mổ thì cần chụp phim phổi để theo dõi.
- Chú ý một số biến chứng sớm như chảy máu khoang màng tim, tràn máu hay thậm chí là tràn khí màng phổi. Nếu bệnh nhân mắc phải những tình trạng trên thì cần chẩn đoán mức độ bệnh để điều trị nội khoa theo phác đồ phù hợp với từng bệnh nhân, có thể phải dẫn lưu màng phổi hoặc thực hiện lại phẫu thuật 1 lần nữa.
- Theo dõi những tình trạng của vết mổ như có sưng, phù nề, dịch tiết bất thường, có chảy máu vết mổ hay không.
- Nếu bệnh nhân bị xẹp phổi sau mổ thì cần nội soi khí phế quản để hút đàm hoặc phẫu thuật lại.
- Bệnh nhân gặp phải biến chứng suy tim thì cần được trợ tim và hồi sức ngay lập tức.
- Đối với tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu thì cần thực hiện cấy máu và làm kháng sinh đồ đê điều trị kháng sinh.
- Một số biến chứng khác như hẹp tồn lưu, cần điều trị nội khoa và nong hoặc phẫu thuật lại.
- Một số trường hợp bị tổn thương thần kinh thanh quản hoặc thần kinh hoành
Teo quai động mạch chủ hay những bệnh dị dạng quai động mạch chủ tuy chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, thuốc nhóm bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp những không nên bỏ qua và cần phải được tìm ra sớm để điều trị vì nó gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh trong thời gian rất ngắn. Khi đã chẩn đoán xác định bệnh thì cần thực hiện phẫu thuật động mạch chủ và theo dõi những biến chứng sau khi phẫu thuật để bệnh nhân được bình phục trong thời gian sớm nhất.
Video đề xuất:
Suy tim - đích đến cuối cùng của bệnh lý tim mạch
XEM THÊM: