Phẫu thuật cắt ruột non hình chêm

Điều trị phẫu thuật các bệnh lý đường tiêu hóa, không phải tổn thương nào cũng cần cắt đoạn dạ dày. Tùy vào từng bệnh lý và tình hình cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân cắt ruột non hình chêm. Phẫu thuật ruột non hình chêm là phương pháp điều trị nhẹ nhàng hơn, bảo tồn được dạ dày, không làm thay đổi kết quả phẫu thuật.

1. Phẫu thuật cắt ruột non hình chêm được chỉ định, chống chỉ định trong những trường hợp nào?

1.1 Chỉ định

Phẫu thuật cắt ruột non hình chêm được chỉ định trong các trường hợp nhất định như: Bệnh nhân bị tổn thương ruột trong chấn thương, viêm túi thừa Meckel, u ruột non giai đoạn sớm.

1.2 Chống chỉ định

Bên cạnh đó cắt ruột non hình chêm cũng có chống chỉ định đối với người già yếu, suy kiệt, có chống chỉ định phẫu thuật, có tình trạng tổn thương rộng.

2. Quy trình thực hiện phẫu thuật cắt ruột non hình chêm

2.1 Chuẩn bị

  • Kíp thực hiện phẫu thuật cắt ruột non hình chêm có bác sĩ gây mê hồi sức, kỹ thuật viên tiêu hóa có kinh nghiệm và chuyên môn thực hiện phẫu thuật.
  • Đối với người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cơ bản chẩn đoán theo chỉ định của bác sĩ điều trị, đồng thời thực hiện siêu âm bụng hoặc chụp CT bụng trong trường hợp bệnh nhân khó.
  • Các phương tiện phục vụ phẫu thuật gồ bộ dụng cụ mổ mở đại phẫu tiêu hóa, chỉ khâu cần được chuẩn bị sẵn sàng.
  • Các khâu chuẩn bị về thủ tục hành chính, hồ sơ bệnh án cũng được kiểm tra thực hiện đầy đủ trước khi bắt đầu tiến hành cắt ruột non hình chêm cho bệnh nhân kéo dài khoảng 30 phút.

Phẫu thuật cắt ruột non hình chêm được chỉ định đối với bệnh nhân bị tổn thương ruột
Phẫu thuật cắt ruột non hình chêm được chỉ định đối với bệnh nhân bị tổn thương ruột

2.2 Các bước tiến hành

Để bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, dạng hai chân, đặt sonde bàng quang. Bác sĩ gây mê hồi sức tiến hành gây mê nội khí quản.

Phẫu thuật viên đứng bên phải người bệnh, hai người phụ đứng bên đối diện

Thì 1: Thực hiện đường mở bụng: mở bụng đường trắng giữa trên dưới rốn hoặc tiến hành mổ nội soi

Thì 2: Bác sĩ thực hiện phẫu thuật đánh giá tổn thương gồm:

  • Đánh giá dịch ổ bụng, tình trạng phúc mạc
  • Đánh giá cơ quan khác trong ổ bụng
  • Đánh giá tổn thương tại chỗ
  • Đánh giá di căn hạch.

Thì 4: Bộc lộ tổn thương, nếu tổn thương nằm mặt sau thì phải thực hiện tách mạc nối lớn khỏi đại tràng

Thì 5: Tiến hành cắt bỏ tổn thương có thể bằng echelon hoặc cắt bằng dao đơn cực xong khâu lại, cần chắc chắn thực hiện cắt hết tổn thương tại đây.

Thì 6: Cầm máu kỹ diện bóc tách, có thể đặt dẫn lưu nếu cần thiết

Thì 10: Cuối cùng đóng bụng theo bình diện giải phẫu.

2.3 Theo dõi và xử trí tai biến hậu phẫu

Các theo dõi cần được thực hiện đầy đủ như mọi trường hợp phẫu thuật đường tiêu hóa nói chung sau kết thúc.

Hậu phẫu, bệnh nhân có thể phải đối mặt với một số tai biến phổ biến như:

  • Chảy máu: Diễn ra ở ổ bụng, cần được theo dõi sát tình tình trạng, tần suất chảy, bác sĩ theo dõi đánh giá tình trạng, cần thiết phải thực hiện phẫu thuật lại ngay để xử trí sớm vấn đề.
  • Tắc ruột sau mổ: Tiến hành kiểm tra xem do dãn ruột cơ năng hay tắc ruột cơ học. Nếu do nguyên nhân cơ học cần thực hiện mổ lại ngay để kiểm tra và xử lý.
  • Áp xe, viêm phúc mạc do rò, bục miệng nối: Cần điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật lại tùy thuộc vào mức độ biến chứng của bệnh nhân.

Hiện nay, thực hiện phẫu thuật cắt ruột non hình chêm được thực hiện thường quy tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Quá trình cắt ruột non hình chêm được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và được thực hiện trong môi trường y tế vô trùng, hiện đại giúp hạn chế tối đa nguy cơ tai biến sau phẫu thuật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe