Phẫu thuật cắt bỏ vú điều trị nang tuyến vú

Ung thư vú là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Tuy nhiên, hiện nay bệnh hoàn toàn có thể được chữa trị thông qua phương pháp phẫu thuật, trong đó có phẫu thuật cắt bỏ nang. Phương pháp điều trị nang tuyến vú này giúp cho bệnh nhân loại bỏ được các khối u ở vú, đồng thời làm tăng khả năng điều trị thành công ung thư và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

1. Cắt bỏ nang là gì?

Cắt bỏ nang là một loại phẫu thuật thường được áp dụng cho bệnh ung thư vú, nhằm loại bỏ ung thư hoặc các mô bất thường khác từ vú của bạn. Phương pháp cắt bỏ nang còn được gọi là phẫu thuật bảo tồn vú, cắt bỏ vú một phần hoặc sinh thiết cắt bỏ. Không giống như phẫu thuật cắt bỏ vú truyền thống, cắt bỏ nang chỉ tập trung vào việc loại bỏ khối u cùng một số mô vú xung quanh, chứ không cắt bỏ toàn bộ vú của bệnh nhân.

Trắc nghiệm: Những lầm tưởng và sự thật về ung thư vú

Ung thư vú có tỷ lệ tử vong cao nhất ở nữ giới khiến họ rất lo sợ bản thân mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, không ít chị em có những hiểu biết thái quá về ung thư vú. Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn loại bỏ được những nghi ngờ không đúng về căn bệnh này.

Bài dịch từ: webmd.com

2. Đối tượng nào được phẫu thuật cắt bỏ nang?

Phẫu thuật cắt bỏ nang thường được chỉ định cho những phụ nữ có đủ các điều kiện sau:

  • Có một khối u nhỏ với đường kính dưới 5 cm;
  • Có đủ số lượng mô để loại bỏ những mô vú xung quanh, tránh làm lệch vú;
  • Về mặt y khoa, bệnh nhân có thể được phẫu thuật hoặc điều trị bức xạ.

Bệnh nhân chỉ được phẫu thuật cắt bỏ nang khi khối u có kích thước nhỏ
Bệnh nhân chỉ được phẫu thuật cắt bỏ nang khi khối u có kích thước nhỏ

Ngoài ra, phẫu thuật cắt bỏ nang có thể không phù hợp nếu bạn có các vấn đề sau:

  • Xơ cứng bì: đây là tình trạng có thể làm cho các mô bị cứng lại, khiến các vết mổ khó lành lại sau phẫu thuật.
  • Lupus: là một tình trạng viêm, và nó sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu bạn điều trị bức xạ
  • Đã từng thực hiện điều trị bức xạ vú. Điều này khiến phẫu thuật cắt bỏ nang mang nhiều rủi ro hơn.
  • Ung thư đã lan ra khắp các mô vú và da phía trên vú. Phẫu thuật cắt nang trong trường hợp này không thể loại bỏ hoàn toàn các khối u.
  • Có khối u lớn và ngực nhỏ.
  • Có hai hoặc nhiều khối u ở các phần khác nhau của vú mà phẫu thuật không thể cắt bỏ chỉ thông qua một vết cắt. Việc có nhiều hơn một vết cắt sẽ làm cho ngực của bạn trông kỳ quặc hơn sau khi khối u được cắt bỏ.
  • Không đáp ứng được phương pháp điều trị bức xạ.

3. Xạ trị kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ nang

Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện kết hợp phẫu thuật cắt bỏ nang cùng với xạ trị. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự kết hợp giữa hai phương pháp này giúp tiên lượng sống của những người mắc ung thư vú được kéo dài hơn, giống như những bệnh nhân đã thực hiện cắt bỏ toàn bộ vú. Ngoài ra, bạn cũng nhận được hiệu quả về mặt thẩm mỹ tốt hơn khi phẫu thuật chỉ loại bỏ ít mô vú.

Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ nang cùng với xạ trị không phải là một lựa chọn lý tưởng dành cho những phụ nữ có các điều kiện sau:

  • Có nhiều khối u ở vú;
  • Có khối u rất lớn, hoặc ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết và các mô khác xung quanh vú;
  • Đã thực hiện xạ trị cho cùng một bên vú nhằm điều trị ung thư vú sớm hơn;

Bệnh nhân đã thực hiện xạ trị không được tiến hành các thủ thuật khác
Bệnh nhân đã thực hiện xạ trị không được tiến hành các thủ thuật khác

  • Đang mang thai;
  • Vị trí khối u khó tiếp cận, hoặc loại bỏ đủ các mô xung quanh.

4. Bạn có thể mong đợi những gì từ phẫu thuật cắt bỏ nang?

Trước khi thực hiện cắt bỏ nang, bác sĩ thường cung cấp cho bệnh nhân những thông tin sau đây:

  • Hướng dẫn cụ thể các bước cho bệnh nhân trong những ngày trước khi thực hiện phẫu thuật.
  • Nói tổng quan về các thủ tục thực hiện phẫu thuật.
  • Cung cấp các thông tin về phục hồi và chăm sóc theo dõi hậu phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt bỏ nang thường mất khoảng 1-2 giờ. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng các kẹp kim loại nhỏ bên trong vú của bệnh nhân để giúp họ tìm kiếm chính xác khu vực khối u cần được loại bỏ.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra các hạch bạch huyết của bạn trong quá trình phẫu thuật. Đối với phương pháp sinh thiết nút sentinel, chất đánh dấu phóng xạ hoặc thuốc nhuộm màu xanh sẽ được tiêm vào khu vực xung quanh khối u ở vú. Những chất này sẽ di chuyển theo cùng một con đường mà các tế bào ung thư sẽ đi qua. Điều này giúp bác sĩ phát hiện ra bất kỳ hạch bạch huyết nào cần được lấy để xét nghiệm cụ thể hơn.

Các mô vú bị loại bỏ hoặc hạch bạch huyết được lấy ra sẽ được đem đến phòng thí nghiệm, trong đó các xét nghiệm sẽ giúp xác định loại khối u, liệu bệnh đã lan đến các hạch bạch huyết hay không và ung thư có bị kích thích bởi hormone hay không.

Một số xét nghiệm khác cũng có thể được thực hiện nhằm tìm ra phương pháp điều trị tốt cho bệnh nhân. Thông thường sẽ mất khoảng vài ngày để xác định được chính xác loại khối u, và có kết quả xét nghiệm cụ thể.


Bệnh nhân tiến hành xét nghiệm cần thiết trước khi thực hiện phẫu thuật
Bệnh nhân tiến hành xét nghiệm cần thiết trước khi thực hiện phẫu thuật

5. Biến chứng và các tác dụng phụ của phẫu thuật cắt bỏ nang

Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật cắt bỏ nang, bao gồm:

  • Sưng ở cánh tay hoặc bàn tay (phù bạch huyết);
  • Tích tục chất lỏng dưới da;
  • Da đỏ, hoặc bị nhiễm trùng;
  • Chảy máu ;
  • Đau nhức;
  • Mô sẹo cứng tại chỗ mổ;
  • Thay đổi hình dạng và diện mạo của vú.

Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm nhất đối với phụ nữ, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, nếu phát hiện ra bệnh muộn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Cách bảo vệ sức khỏe tuyến vú tốt đó là khám sàng lọc ung thư vú thường xuyên, giúp phát hiện ra bệnh ngay khi chưa có những triệu chứng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe