Phát hiện sớm ung thư phổi bằng cách nào?

Quá trình tầm soát ung thư phổi từ sớm giúp mọi người giảm nguy cơ tử vong bởi các dấu hiệu của tình trạng này thường không được phát hiện cho đến khi đã tiến vào giai đoạn nghiêm trọng. Ngay cả khi bệnh có những biểu hiện rõ ràng, nhiều người vẫn có khả năng nhầm lẫn giữa ung thư phổi với các vấn đề khác như nhiễm trùng hoặc hậu quả dài hạn của việc hút thuốc.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của ThS.BS Hà Thị Thu Hiên - Bác sĩ Giải phẫu bệnh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Ung thư phổi có thể phát hiện sớm không?

Tầm soát ung thư phổi là quá trình sử dụng các xét nghiệm hoặc kiểm tra để phát hiện bệnh ở những người không có triệu chứng. Mặc dù chụp X-quang ngực đã được nghiên cứu để sàng lọc ung thư phổi nhưng phương pháp này khó phát hiện bệnh sớm.

Thay vào đó, phương pháp xét nghiệm bằng chụp cắt lớp vi tính lòng ngực liều thấp (LDCT hoặc CT scan) đã được nghiên cứu ở người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi. Phương pháp này có thể giúp tìm ra các vị trí bất thường tại phổi.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng CT scan để sàng lọc ung thư phổi ở những người có nguy cơ cao đã cứu sống nhiều người hơn so với chụp X-quang ngực. Bên cạn đó, thực hiện CT scan hàng năm trước khi xuất hiện các triệu chứng đã giúp giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi ở các đối tượng nguy cơ cao.

2. Tầm soát ung thư phổi từ sớm

Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong do ung thư. Nếu phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm - khi khối u còn nhỏ và chưa di căn sang các cơ quan khác, khả năng điều trị thành công cao hơn.

Thông thường, các dấu hiệu ung thư phổi không xuất hiện cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Ngay cả khi có triệu chứng, nhiều người vẫn có khả năng hiểu lầm đây là dấu hiệu của các vấn đề khác như nhiễm trùng hoặc hậu quả lâu dài do hút thuốc. Điều này có thể trì hoãn quá trình chẩn đoán.

Ngoài ra, những người hút thuốc và có tiền sử hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn so với những người không hút thuốc. 

Người hút thuốc lá nên tầm soát ung thư phổi giúp phát hiện sớm ung thư.
Người hút thuốc lá nên tầm soát ung thư phổi giúp phát hiện sớm ung thư.

Trắc nghiệm: Hiểu về phổi của bạn

Phổi là một tạng lớn rất quan trọng và không thể thiếu trong cơ thể. Việc giữ cho lá phổi của bạn luôn khỏe mạnh, tránh khỏi những bệnh phổ biến về phổi là điều bạn cần lưu ý để giúp cơ thể bạn có thể vận hành tốt. Hãy cùng chúng tôi trả lời nhanh những câu hỏi trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn hiểu về phổi của bạn hơn.

Bài dịch từ: webmd.com

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Nguyễn Huy Nhật , chuyên khoa Nội Hô hấp , Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Nguyễn Huy Nhật
Nguyễn Huy Nhật
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nội Hô hấp
Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

3. Hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ về tầm soát ung thư phổi

Hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) cho biết, người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi nên tuân theo chương trình khám sàng lọc Phổi Quốc gia. ACS khuyến cáo những người từ 55 đến 74 tuổi, có tình trạng sức khỏe khá tốt nên thực hiện tầm soát ung thư phổi hàng năm bằng phương pháp chụp CT scan nếu:

  • Hiện đang hút hoặc đã từ bỏ hút thuốc trong vòng 15 năm qua.
  • Có tiền sử hút thuốc ít nhất 30 bao thuốc mỗi năm, tính bằng cách nhân số năm hút thuốc với số bao thuốc mỗi ngày. Ví dụ, nếu một người hút 2 bao mỗi ngày trong 15 năm (2 x 15 = 30), tổng số bao thuốc trong năm tính là 30. Tương tự, nếu một người hút 1 bao mỗi ngày trong 30 năm (1 x 30 = 30), cũng có tổng cộng 30 bao thuốc trong năm tính là 30.
  • Đã nhận được tư vấn để bỏ thuốc nếu vẫn đang hút thuốc.
  • Đã được tư vấn bởi bác sĩ về lợi ích, hạn chế và các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện tầm soát bằng chụp CT scan.
  • Đã được tầm soát và điều trị ung thư phổi.

4. Lợi ích của việc tầm soát

Mặc dù tầm soát mang lại lợi ích là chẩn đoán ung thư phổi và giảm nguy cơ tử vong, nhưng không phải tất cả người được sàng lọc đều phát hiện ung thư phổi từ sớm.  

Ngoài ra, tầm soát bằng chụp CT không không thể phát hiện được tất cả các trường hợp ung thư phổi và không phải tất cả các trường hợp ung thư đều được phát hiện sớm.

Dù đã được chẩn đoán ung thư qua biện pháp tầm soát ung thư phổi, người bệnh vẫn có nguy cơ tử vong. Hơn nữa, CT scan thường phát hiện ra các tổn thương không phải ung thư, điều này đòi hỏi mọi người cần kiểm tra bổ sung để xác định các tổn thương này là gì.

Mọi người có thể sẽ cần thực hiện nhiều lần CT scan hơn hoặc thực hiện thêm các xét nghiệm xâm lấn như sinh thiết phổi. Trong đó, một mảnh mô phổi sẽ được lấy ra để kiểm tra bằng kim sinh thiết hoặc phẫu thuật và mỗi loại xét nghiệm này đều có rủi ro riêng.

Đối với người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi, bác sĩ sẽ chỉ ra các yếu tố nguy cơ và hướng dẫn về quy trình sàng lọc ung thư theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS). Thêm vào đó, bác sĩ cũng sẽ giải thích quá trình kiểm tra sàng lọc và nơi tốt nhất để thực hiện các xét nghiệm định kỳ hàng năm. 

CT scans được ứng dụng trong chẩn đoán ung thư phổi.
CT scans được ứng dụng trong chẩn đoán ung thư phổi.

5. Làm gì nếu có điều bất thường được phát hiện trong quá trình kiểm tra?

Đôi khi, các xét nghiệm sàng lọc có khả năng phát hiện những biểu hiện không bình thường ở phổi hoặc các vùng lân cận, có thể liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, phần lớn những bất thường này không phải là ung thư. Để đảm bảo chính xác, mọi người cần thực hiện chụp CT scans nhiều lần hoặc các xét nghiệm khác.

Khi chụp CT scans phổi, đôi khi quá trình này cũng có thể phát hiện những vấn đề khác ở các cơ quan khác trong trường xem của bản quét. Bác sĩ sẽ trao đổi kết quả với các cá nhân nếu phát hiện bất kỳ điều gì đáng chú ý.

6. Thử nghiệm khám sàng lọc phổi quốc gia

Nghiên cứu Khám sàng lọc Phổi Quốc gia là một dự án lâm sàng quy mô lớn nhằm đánh giá tính khả thi của việc sử dụng CT scans ngực để tầm soát ung thư phổi. CT scans ngực cung cấp hình ảnh chi tiết hơn so với chụp X-quang ngực và có hiệu quả hơn trong quá trình phát hiện các dấu hiệu bất thường nhỏ trong phổi.

Phương pháp CT scans ngực liều thấp sử dụng bức xạ thấp hơn so với CT scans ngực tiêu chuẩn và không cần sử dụng thuốc cản quang tĩnh mạch (IV). Ngoài ra, chương trình nghiên cứu Khám sàng lọc Phổi Quốc gia cũng so sánh mức đọ hiệu quả của CT scans với chụp X-quang ngực ở những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi, nhằm đánh giá liệu các hình ảnh từ các kỹ thuật quét này có thể giảm tỷ lệ tử vong do ung thư phổi hay không.  

Một số nghiên cứu với hơn 50.000 người từ 55 đến 74 tuổi đã được tiến hành ở những người vẫn đang hút thuốc hoặc từng hút thuốc và có sức khỏe tốt. Để tham gia, những người này phải có tiền sử hút thuốc ít nhất 30 gói một năm. Những người từng hút thuốc trước đây có thể tham gia nghiên cứu nếu đã ngừng hút thuốc trong vòng 15 năm.  

Những người đã từng mắc ung thư phổi, có dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh này, từng bị cắt bỏ một phần phổi hoặc cần sử dụng oxy tại nhà cũng như những người có các vấn đề y tế nghiêm trọng khác sẽ không được tham gia vào nghiên cứu.  

Những người tham gia nghiên cứu sẽ được thực hiện 3 lần chụp CT scan hoặc X-quang ngực trong vòng 3 năm, mỗi lần cách nhau một năm để phát hiện sớm các biểu hiện bất thường nghi ngờ là dấu hiệu của ung thư phổi.

Kết quả nghiên cứu sau vài năm cho thấy tỷ lệ tử vong do ung thư phổi của những người chụp CT scans thấp hơn khoảng 20% so với những người chụp X-quang ngực. Những người chụp CT scans cũng có tỷ lệ tử vong thấp hơn khoảng 7% (so với mọi nguyên nhân khác) khi so với những người được chụp X-quang ngực.

Tuy nhiên, tầm soát ung thư phổi bằng CT scans cũng có một số nhược điểm cần xem xét. Thử nghiệm có khả năng phát hiện những bất thường không phải ung thư và tình trạng này cần xác nhận bằng các phương pháp khác. Điều này dẫn đến cần thực hiện thêm xét nghiệm CT scans, xét nghiệm xâm lấn sinh thiết bằng kim hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần phổi.  

Các biện pháp bổ sung hiếm khi gây ra biến chứng nghiêm trọng, kể cả ở những người không mắc ung thư phổi, đặc biệt là ở các giai đoạn sớm. Khi thực hiện thử nghiệm chương trình phổi quốc gia, mọi người được tiếp xúc với một lượng nhỏ tia X trong mỗi lần kiểm tra. Mức độ này thấp hơn so với liều từ chụp CT tiêu chuẩn, nhưng cao hơn so với liều từ chụp X-quang phổi.  

Các cá nhân được chọn để tiếp tục sàng lọc có thể cần chụp thêm CT scan, điều này có nghĩa là các cá nhân này sẽ tiếp tục tiếp xúc với tia X. Nghiên cứu trên hàng chục nghìn người đã cho thấy rằng tiếp xúc với tia X có khả năng là nguyên nhân dẫn đến quá trình phát triển ung thư vú, phổi hoặc tuyến giáp ở một số cá nhân sau này.

Tóm lại, tầm soát ung thư phổi là quá trình tiến hành các xét nghiệm hoặc kiểm tra để phát hiện bệnh ở những người không có triệu chứng. Quá trình tầm soát chỉ nên được thực hiện tại các cơ sở y tế có máy chụp CT phù hợp và kinh nghiệm về tầm soát ung thư phổi.  

Quá trình tầm soát chỉ nên được thực hiện tại các cơ sở y tế có máy chụp CT phù hợp và kinh nghiệm về tầm soát ung thư phổi.
Quá trình tầm soát chỉ nên được thực hiện tại các cơ sở y tế có máy chụp CT phù hợp và kinh nghiệm về tầm soát ung thư phổi.

Đội ngũ chuyên gia tại cơ sở sàng lọc cũng cần có khả năng chăm sóc cho bệnh nhân và theo dõi thích hợp khi có kết quả xét nghiệm bất thường.

7. Lưu ý trước khi tầm soát ung thư phổi  

Hầu hết mọi người không cần phải chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi. Trung tâm chẩn đoán hình ảnh sẽ cung cấp thông tin về những điều cần chuẩn bị trước khi thực hiện xét nghiệm.

Nếu đang bị bệnh hoặc mắc bất kỳ bệnh nhiễm trùng phổi nào, mọi người nên thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên tại trung tâm chẩn đoán hình ảnh.  

Trong trường hợp này. mọi người có thể sẽ cần phải đặt lại lịch hẹn và thực hiện xét nghiệm trong lần khám sau để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

Trước khi tiến hành chụp CT, sẽ phải tuân theo các quy định sau:

  • Thay áo.
  • Tháo bỏ đồ trang sức, đồng hồ và các vật dụng kim loại khác.
  • Nằm trên bàn ngoài máy chụp CT.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe