Tự kỷ là một hội chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sự phát triển về các khả năng giao tiếp hoặc xã hội của trẻ. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng hoặc 1 tuổi có thể giúp phụ huynh tìm ra giải pháp khắc phục đúng đắn và hỗ trợ con sớm vượt qua hội chứng này.
1. Tự kỷ ở trẻ dưới 6 tháng tuổi là gì?
Tự kỷ là một tình trạng rối loạn phát triển tâm lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có xu hướng xuất hiện trong 3 năm đầu đời và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành nếu không được điều trị sớm. Những trẻ mắc bệnh tự kỷ thường nhận thức kém và gặp khó khăn trong giao tiếp cũng như học tập. Vì vậy, việc nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng hoặc hơn có thể giúp ba mẹ đưa ra những biện pháp hỗ trợ tinh thần kịp thời cho trẻ.
2. Nguyên nhân nào gây tự kỷ ở trẻ
Bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh và trẻ em có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau:
- Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu đã cho thấy, một số gen bị lỗi có thể khiến trẻ bị tổn thương não bộ và dẫn đến bệnh tự kỷ. Nguy cơ trẻ bị mắc tự kỷ càng cao khi vừa bị khiếm khuyết gen, vừa có các yếu tố tác động khác như nhiễm vi rút, mất cân bằng hoá học, thiếu oxy khi sinh hoặc tiếp xúc với hoá chất.
Yếu tố môi trường: Trẻ có thể mắc tự kỷ nếu gia đình ít quan tâm dạy dỗ, tiếp xúc với các các chất gây ô nhiễm,... Mặt khác, chứng tự kỷ ở trẻ cũng có thể phát triển khi người mẹ lúc mang thai đã sử dụng chất kích thích, rượu bia hoặc tiếp xúc với kim loại nặng. Ngoài ra, một số tác nhân môi trường khác cũng góp phần gây tự kỷ ở trẻ, bao gồm khói thuốc lá, thuốc diệt cỏ hoặc chất Flavonoid trong thực phẩm.
3. Những dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 1 tuổi mà bạn nên biết
Dưới đây là những dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 1 tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo để sớm phát hiện bệnh của con:
- Trẻ thiếu kỹ năng tương tác xã hội: Đây được xem là biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh tự kỷ ở trẻ. Trẻ sẽ có triệu chứng không quan tâm đến những người xung quanh và không có nhu cầu kết bạn với bất kỳ ai. Trẻ chỉ thích làm theo đúng sở thích của mình và hoàn toàn không để ý đến sự thay đổi của môi trường cũng như mọi người. Mặt khác, bé dưới 1 tuổi có dấu hiệu tự kỷ thường chỉ thích chơi với đồ vật của riêng mình mà không tương tác với các thành viên khác.
- Không phản ứng lại với âm thanh: Bạn có thể nhận biết dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng hoặc dưới 1 tuổi thông qua việc quan sát bé có phản ứng lại với âm thanh không. Nếu trẻ không chú ý khi có người khác gọi tên hoặc có các âm thanh xung quanh như tiếng mèo kêu hoặc còi xe thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị tự kỷ.
- Trẻ không thể hiện cử chỉ: Thông thường, trẻ ở độ tuổi từ 9 – 10 tháng đã có thể mỉm cười, vẫy tay hay tiếp cận mọi thứ xung quanh. Nếu trẻ thiếu hụt những khả năng này thì nguy cơ cao bé đang mắc chứng tự kỷ.
- Trẻ không bập bẹ tập nói: Trẻ khi tròn 1 tuổi sẽ có khả năng bập bẹ tập nói hoặc thì thầm các ngôn ngữ riêng. Nếu cha mẹ nhận thấy con không có biểu hiện này, hãy trao đổi ngay với bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp khắc phục.
- Trẻ không biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt: Trẻ 1 tuổi đã có đủ khả năng để bày tỏ cảm xúc không lời cũng như suy nghĩ lên khuôn mặt. Các chuyên gia cho biết, những trẻ mắc chứng tự kỷ thường ít biểu hiện cảm xúc qua gương mặt hơn so với những trẻ phát triển bình thường. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa trẻ tự kỷ không có cảm xúc, chỉ là khuôn mặt trẻ không thể bày tỏ điều đó.
- Trẻ không thích được âu yếm: Một dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 1 tuổi mà bạn cần lưu ý là bé không thích được âu yếm từ người khác. Mỗi khi được ôm, cơ thể bé có xu hướng trở nên cứng nhắc hoặc mềm yếu.
- Trẻ ít bắt chước: Một trong những dấu hiệu giúp nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ khoảng 9 tháng tuổi là bé ít bắt chước âm thanh, nét mặt, nụ cười hay cử chỉ của người khác.
- Trẻ rất ít vận động: Theo nghiên cứu cho biết, những trẻ ít vận động thường có xu hướng mắc chứng tự kỷ cao hơn so với những trẻ khác.
- Mắt có phản ứng kém linh hoạt: Ở trẻ mắc bệnh tự kỷ, khả năng giao tiếp bằng mắt thường rất ít hoặc không có. Trẻ thường bị hạn chế về phản ứng tương tác qua lại với người đối diện.
- Một số hành vi khác: Trẻ mắc bệnh tự kỷ cũng thường khó thích ứng nhanh khi chuyển sang một môi trường mới, thường xuyên xoay người theo vòng và vẫy tay liên tục. Ngoài ra, trẻ cũng không có hứng thú vui đùa, chỉ yêu thích một số đồ vật nhất định nào đó. Một số bé còn có phản ứng nhạy cảm với thức ăn, mùi vị, hình ảnh và âm thanh, thích nhìn nghiêng hay liếc mắt khi ngắn đồ vật.
4. Cần làm gì khi trẻ mắc chứng tự kỷ?
Trong trường hợp trẻ có các biểu hiện của chứng bệnh tự kỷ, cha mẹ cần quan tâm con nhiều hơn và có thể tham khảo một số biện pháp hữu ích sau:
4.1. Áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà
Sau khi đã xác định được trẻ có các dấu hiệu tự kỷ, ngoài việc tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ, sự chăm sóc của gia đình cũng là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình giúp bé vượt qua chứng bệnh này. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn trong việc chăm sóc con cái bởi trẻ tự kỷ thường rất cần đến sự yêu thương và quan tâm từ phía gia đình. Tránh để trẻ rơi vào tình trạng cô đơn, lạc lõng hoặc thường xuyên phải ở một mình.
Một trong những cách trị liệu tâm lý hiệu quả nhất cho trẻ bị tự kỷ là giúp bé cải thiện khả năng giao tiếp. Bạn nên chọn những từ ngữ đơn giản nhất khi dạy trẻ tập nói và cố gắng khuyến khích con lặp lại theo câu nói của mình.
Bên cạnh đó, dạy trẻ kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cũng góp phần vô cùng quan trọng khi chăm sóc trẻ tự kỷ. Bạn có thể dạy bé cách lắc đầu hoặc gật đầu khi thể hiện sự phản đối hoặc đồng ý. Dạy trẻ những cách để tương tác với cuộc sống bên ngoài bằng các cử chỉ giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ dần giúp bé hình thành nên kỹ năng giao tiếp.
4.2. Tạo ra vùng an toàn cho trẻ bị tự kỷ
Để có thể giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ vượt qua bệnh tật, bạn và gia đình hãy cùng chung tay tạo ra một vùng an toàn cho trẻ, giúp cuộc sống xung quanh không còn là rào cản với bé. Một môi trường sống an toàn có thể giúp trẻ điều trị và phát triển bản thân tốt hơn.
4.3. Đưa trẻ bị tự kỷ đến khác bác sĩ
Nếu nhận thấy các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 1 tuổi, bạn cần nhanh chóng đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể. Bằng kinh nghiệm của mình, bác sĩ tâm lý sẽ đưa ra các biện pháp khắc phục đúng cách giúp bé giao tiếp và nói nhiều hơn.
Khi đã có giải pháp điều trị tự kỷ cụ thể dành cho trẻ, cha mẹ nên bám sát phác đồ trị liệu của bác sĩ một cách thường xuyên. Nếu tình trạng của trẻ trở nên tốt hơn hay xấu đi, bạn cũng cần báo cho bác sĩ biết để có phương hướng xử trí tiếp theo.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.