Bài viết được viết bởi Bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc
Nước tiểu là kết quả hoạt động sinh lý của thận, các bệnh lý của thận sẽ được biểu hiện ra bằng biến đổi tính chất nước tiểu. Do vậy, các phân tích nước tiểu có vị trí rất quan trọng trong chẩn đoán các bệnh thận, tiết niệu.
1. Nước tiểu bình thường
1.1. Tính chất vật lý
1.1.1. Thể tích nước tiểu
Để đánh giá số lượng nước tiểu, người ta phải thu thập nước tiểu 24 giờ. Cách thu thập nước tiểu 24 giờ như sau: đúng 6 giờ sáng (cũng có thể vào bất kỳ giờ nào trong ngày cho bệnh nhân đi tiểu hết bãi và loại bỏ mẫu nước tiêu này, từ đó gom toàn bộ nước tiểu khi đi tiểu vào một bộ sạch có nắp đậy, để chỗ thoáng mát. Đến đúng 6 giờ sáng hôm sau (hoặc vào giờ bắt đầu thu gom nước tiểu), cho bệnh nhân đi tiểu lần cuối hết bãi vào bô, kết thúc lấy nước tiểu. Vì nước tiểu để 24 giờ có thể bị biến đổi các thành phần sinh hóa do vi khuẩn, do đó cần được bảo quản, có thể dùng phương pháp vật lý như để trong tủ thất, tạo màng ngăn với không khí bằng dầu parafin, toluen... hoặc bằng phương pháp hóa học như cho formol, HCl, H2SO4. Nước tiểu 24 giờ được dùng để đo số lượng hoặc làm các xét nghiệm khác.
Người lớn bình thường, uống nước theo nhu cầu, số lượng nước tiểu có thể giao động từ 500 - 2000ml/24 giờ, trung bình 800 - 1800ml/24 giờ, Lượng nước tiểu ban ngày thường nhiều hơn lượng nước tiểu ban đêm.
1.1.2 Tỉ trọng nước tiểu
Tỷ trọng nước tiểu được định nghĩa là tỉ số giữa trọng lượng của một thể tích nước tiểu và trọng lượng của cùng một thể tích nước cất, Tỷ trọng nước tiểu phản ánh tổng trọng lượng các chất hòa tan có trong nước tiểu. Đo tỉ trọng nước tiểu bằng tỉ niệu kế. Kết quả đo tỷ trọng nước tiểu còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ nước tiểu tại thời điểm đo, vì vậy kết quả đo được cần điều chỉnh theo nhiệt độ nước tiểu. Nếu nhiệt độ nước tiểu lớn hơn nhiệt độ chuẩn của tỉ niệu kế thì cứ mỗi 3°C phải cộng thêm vào kết quả đo 0,001, nếu nhiệt độ nước tiểu thấp hơn nhiệt độ chuẩn của tỉ niệu kế cứ mỗi 3C phải trừ kết quả đi 0,001.
Nếu trong nước tiểu có chứa các chất hòa tan có trọng lượng phân tử lớn sẽ làm tăng tỷ trọng nước tiểu lên cao, ví dụ như nước tiểu có glucose, manitol, chất cản quang đường tĩnh mạch. Vì vậy, sau chụp X-quang có tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch, hoặc sau khi truyền manitol, không nên đo tỉ trọng nước tiểu, vì tỷ trọng nước tiểu trong các trường hợp này không phản ánh đúng khả năng cô đặc nước tiểu của thận.
Tỷ trọng nước tiểu ở người bình thường, không có bệnh thận, tiết niệu, giao động từ 1,003 - 1,030, trung bình 1,015-1,025, Khi uống nhiều nước hoặc truyền nhiều dịch thì tỷ trọng nước tiểu thấp, còn khi uống không đủ nước, ra mồ hôi nhiều thì tỷ trọng nước tiểu cao. Tỷ trọng nước tiểu ban đêm thường cao hơn tỷ trọng nước tiểu ban ngày.
1.1.3. Độ thẩm thấu nước tiểu
Độ thẩm thấu nước tiểu là đại lượng đặc trưng cho số lượng cấu tử chất tan (các ion, các nguyên tử, các phân tử, gọi chung là các “hạt”) có trong một đơn vị thể tích nước tiểu. Độ thẩm thấu nước tiểu không phụ thuộc vào trọng lượng của các chất hòa tan có trong nước tiểu, do đó độ thẩm thấu nước tiểu phản ánh chính xác khả năng cô đặc nước tiểu của thận hơn là tỉ trọng nước tiểu. Ví dụ, một phân tử NaCl trong nước tiểu phân ly thành 2 ion là Na và C1, như vậy chúng tạo ra hai hạt, còn một phân tử glucose chỉ là một phân tử, chỉ là một “hạt”. Vì vậy, nếu dung dịch NaCl và dung dịch glucose có chứa cùng số lượng phân tử như nhau, thì dung dịch NaCl có độ thẩm thấu gấp đôi dung dịch glucose, nhưng nếu đo tỉ trọng thì dung dịch glucose sẽ có tỉ trọng cao hơn dung dịch NaCl gấp 3 lần, vì trọng lượng của phân tử glucose (180,1 Da) cao hơn trọng lượng phân tử NaCl (58,4 Da). Độ thẩm thấu của một chất dịch được đo độ hạ bằng phương pháp xác định độ hạ bằng điểm của chất dịch đó, đơn vị của độ thẩm thấu sử dụng trong sinh học thường là milliOsmol/kg H2O (mOsm/kg)
Độ thẩm thấu nước tiểu ở người bình thường không có bệnh thận tiết niệu, giao động từ 50-1200 mOsm/kg H2O trung bình 400=800 mOsm/kg.
1.1.4. pH nước tiểu
pH nước tiểu giao động từ 4,7-8, trung bình 5,5- 6,5
Tổng số chất tan/lít nước tiểu: Là để ước tính tổng số chất tan trong 1 lít nước tiểu theo hệ số Long bằng cách nhân hai số cuối cùng của tỉ trọng với 2,66.
1.2. Các thành phần vô cơ trong nước tiểu (số lượng 24 giờ)
+Natri: 152,282 mmol (5 ±,5g) với chế độ ăn bình thường
+Clo: 240-296 mmol (9,5 ±0,98g)
+ Kali: 27-35 mmol (1,2 ±0,15g)
+ Calci: 75 mmol (0,8g)
+ Chì: 43 ±20 ug
+ lod: 30-40 ug
+ Magne: 0,05-0,2g
+ Lưu huỳnh: 32-64 mmol (1,38 ± 0,34g).
+ Phosphat: 24-62 mmol (1,36 ±0,6)
1.3. Các thành phần hữu cơ trong nước tiểu (số lượng 24 giờ):
+ Amoniac: 30-60 mmol (0,3-1g)
+ Acid urie: 3-4,8 mmol (0,05-0,8g)
+ Acid pyruvie: 0,14-0,19g
+ Acid ascorbie: 15-50 mg
+ Acid hypuric: 0.1-1g
+ Acid oxalie: 1,5-20 mg
+ Các thể xeton: 8-15 mg.
+ Creatinin: 8,8-12,6 mmol (60-150 mg)
+Indoxyl: 4-20 mg
+ Nitơ toàn phần: 12-15g
+ Protein: <30 mg
+ Phenol toàn phần: 0,2-0,8g.
+ Ure: 365-431 mmol (22-26g)
+ Mucoprotein: 150-300 mg
+Urobilin: 0,2-0,6 mg/l
1.4. Enzym và nội tiết tố:
+ Amilase: <1310 IU (16-32 đv W)
+Lipase: 0,1-0,75 đv C
+Lysozym: 2ug
+ Uropepsinogen: 250-320 mg
+ Aldosterol: 11-27,5 nmol (4-10 ug)
+ 5-HIAA: 15-35 umol (4,7 1,81mg) +VMA: 3,5-34 umol (0,7-6,8mg) +Cathecholamin: 76 31ug
+Gonadotropin:
Nam
FSH: 5-22 IU
LH: 12.40 IU
Nữ
FSH: 5-30 IU
LH: 10-80 IU
+ 17-OHCS: Nam: 10-20 umol (55 +2mg) Nữ: 7,7-15 pmol (4,1+1,3mg)
+ Estrogen: 10-70ug
+ Pregnandiol: 8,4-21 umol
+ Testosterol (nam): 155 nmol (72ug)
+ 17-Xetosteroid: Nam: 20,1-44,4 umol (9,3 3,5mg) Nữ: 13,5-30,2 umol (6,3 + 2,4mg)
+ DHA: Nam: 3.4-10,2 umol (1-3mg) Nữ: 1,7-6,8 umol (0,5-2mg)
1.5. Các thành phần sinh hóa bất thường có thể gặp trong nước tiểu:
+ Bilirubin, urobilinogen
+ Các thể xeton (axeton, acid diacetic, acid 3-oxybutiric)
+ Glucose, fructose, galactose, lactose, pentose
+ Protein, protein Bence-Jones
+ Hemosiderin
+ Hồng cầu, hemoglobin, myoglobin
+ Melanin
+ Porphyrin
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.