Bài viết được tham vấn chuyên môn - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Không phải mọi khối u đều là ung thư. Có những khối u không phải là ung thư và cũng có loại ung thư không có u. Những khối u không phải ung thư thường là lành tính. Việc phân biệt giữa bướu lành tính và bướu ác tính cần có bác sĩ chuyên khoa kết hợp nhiều phương pháp như khám bệnh, chẩn đoán hình ảnh, các xét nghiệm máu và đặc biệt là mô bệnh học.
1. Khối u ác tính là gì?
Khối u trong bệnh ung thư còn gọi là các khối u ác tính, không chỉ lớn lên về kích thước mà còn tạo thành các rễ cắm vào khu vực xung quanh, phá hoại các vùng này. Người ta gọi đây là tính chất xâm lấn của ung thư. Hình ảnh con cua với càng, chân bám rộng xung quanh mô tả tính chất này đã trở thành biểu tượng của bệnh ung thư.
Trong bệnh ung thư, các tế bào sinh sôi thành một khối mà chúng ta có thể nhìn (trực tiếp hoặc qua các phương tiện) hoặc sờ thấy được. Đa số bệnh ung thư có khối u, tuy nhiên không phải bệnh ung thư nào cũng tạo thành khối u. Các bệnh bạch cầu thường không tạo khối u vì các tế bào máu ác tính sinh sôi và lưu hành trong dòng máu.
Các tế bào bị ung thư còn gọi là các tế bào ác tính có khả năng tách ra khỏi khối u ban đầu, trôi dạt đến các nơi khác trong cơ thể, sinh sôi tiếp ở đó tựa như ong tách khỏi đàn và đến nơi khác tạo một tổ ong mới. Tính chất này gọi là di căn.
Trắc nghiệm: Thử hiểu biết của bạn về bệnh ung thư
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 trên thế giới. Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về yếu tố nguy cơ cũng như cách phòng ngừa bệnh ung thư.
Bài dịch từ: webmd.com
2. Khối u lành tính là gì?
Nếu các tế bào của khối u không phải là ung thư thì khối u đó là lành tính. Khối u lành tính có tính chất không xâm lấn các mô gần đó hoặc lan sang các khu vực khác của cơ thể (di căn). Một khối u lành tính ít đáng lo ngại trừ khi nó chèn ép vào các mô, dây thần kinh hoặc mạch máu gần đó và gây tổn thương. Ví dụ u xơ trong u xơ tử cung hoặc lipomas là ví dụ điển hình của khối u lành tính.
Các khối u lành tính có thể cần phải được loại bỏ bằng phẫu thuật do chúng có thể phát triển rất lớn và nặng. Trong một số trường hợp, khối u lành tính có thể gây nguy hiểm, như khi có khối u trong não và tập trung trong không gian kín của hộp sọ. Ngoài ra, các khối u lành tính có thể chèn ép vào các cơ quan quan trọng hoặc chặn hoạt động của cơ quan đó. Một số loại khối u lành tính như polyp ruột được coi là tiền ung thư và được loại bỏ để ngăn chặn chúng trở thành ác tính. Các khối u lành tính thường không tái phát sau khi loại bỏ, nhưng nếu có thì chúng thường tái phát ở cùng một nơi.
3. Phân biệt u lành tính và u ác tính
Mặc dù có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ, mặc dù hầu hết các khối u ác tính đều phát triển nhanh chóng và các khối u lành không phát triển, nhưng có những ví dụ về cả 2 khối u ung thư phát triển chậm và không phải ung thư phát triển nhanh chóng, sự khác biệt chính giữa 2 loại khối u là rõ ràng và nhất quán. Dưới đây là một số điểm khác nhau chính giữa 2 loại u:
3.1 Đặc điểm của khối u lành tính
- Các tế bào có xu hướng không lan rộng;
- Hầu hết tăng trưởng chậm;
- Không xâm lấn mô gần đó;
- Không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể;
- Có ranh giới rõ ràng;
- Dưới kính hiển vi, hình dạng, nhiễm sắc thể và ADN của các tế bào có vẻ bình thường;
- Không tiết ra hormone hoặc các chất khác (một ngoại lệ: pheochromocytomas của tuyến thượng thận);
- Có thể không cần điều trị nếu không đe dọa sức khỏe;
- Không có khả năng tái phát nếu được loại bỏ hoặc yêu cầu điều trị thêm như xạ trị hoặc hóa trị.
3.2 Đặc điểm của khối u ác tính
- Các tế bào có thể lây lan;
- Thường phát triển khá nhanh;
- Thường xâm lấn các mô khỏe mạnh gần đó;
- Có thể lây lan qua hệ thống máu hoặc bạch huyết;
- Có thể tái phát sau khi xóa, đôi khi ở các cơ quan khác;
- Các tế bào có nhiễm sắc thể và ADN bất thường được đặc trưng bởi các hạt nhân lớn, tối; có thể có hình dạng bất thường;
- Có thể tiết ra các chất gây mệt mỏi và giảm cân (hội chứng paraneoplastic);
- Có thể cần điều trị tích cực, bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và thuốc trị liệu miễn dịch.
4. Khối u lành tính có thể biến ác tính?
Một số loại khối u lành tính rất hiếm khi chuyển thành khối u ác tính, ví dụ polyp adenomatous (adenomas) trong đại tràng có nguy cơ chuyển thành ung thư cao. Đó là lý do tại sao polyp lành tính được loại bỏ trong quá trình nội soi. Loại bỏ chúng là một cách để ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Không phải lúc nào cũng rõ ràng liệu khối u đó là lành tính hay ác tính, và bác sĩ của bạn có thể sử dụng một số yếu tố khác nhau để chẩn đoán. Ngoài ra, có thể sinh thiết tìm thấy các tế bào tiền ung thư hoặc bỏ lỡ khu vực mà các tế bào ung thư, trong trường hợp này, những gì được cho là lành tính có thể trở thành ác tính.
Do đó, người bệnh cần đến khám bệnh tại các cơ sở uy tín có các trang thiết bị hiện đại để phát hiện bệnh kịp thời và không bị bỏ sót bất kỳ cơ quan có thể phát triển thành ung thư. Điển hình đó là khoa Nội tổng hợp và khoa Nội tiết của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, đây là địa chỉ tin cậy của rất nhiều khách hàng thân thiết đã tin tưởng bệnh viện Vinmec trong việc khám và phát hiện phân loại khối u sớm như khám nội tiết để phát hiện các khối u tại tuyến giáp, tuyến yên.., để từ đó đưa ra các phác đồ điều trị và chăm sóc kịp thời, chính xác. Với đội ngũ y bác sĩ danh tiếng có nhiều năm kinh nghiệm trong phát hiện và điều trị thành công nhiều ca bệnh có khối u từ đơn giản đến phức tạp đã mang lại niềm hạnh phúc và sức khỏe cho đại đa số người bệnh.
Phó Giáo sư. Tiến sĩ Hoàng Đăng Mịch có trên 42 năm làm nghề y, có thế mạnh trong các lĩnh vực chuyên khoa về Gan - Thận - Bệnh lý miễn dịch... Hiện tại, bác sĩ đang là Cố vấn chuyên môn Nội tổng quát khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Bài viết tham khảo nguồn: Verywellhealth.com
XEM THÊM:
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.