Bệnh tự miễn được biết đến với mức độ nguy hiểm xếp thứ 3 trên thế giới, chỉ đứng sau bệnh lý tim mạch, ung thư. Bệnh tự miễn khó có thể điều trị dứt điểm. Mới đây các nghiên cứu đã đưa ra căn cứ chứng minh tình trạng ô nhiễm không khí có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tự miễn. Tuy vậy, nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm thì có thể khắc phục cũng như ngăn ngừa những biến chứng xấu có thể xảy ra.
1. Một vài vấn đề về bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn xảy ra với tình trạng bệnh lý do hệ miễn dịch của cơ thể mất đi khả năng tự nhận biết cũng như phân biệt các kháng nguyên của cơ thể với các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Điều này được giải thích rõ ràng hơn là do các kháng nguyên trong cơ thể bị nhầm lẫn và tấn công chính các cơ quan trong cơ thể, nhưng các virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể thì các kháng nguyên này không thể ngăn chặn được tấn công cũng như tổn thương của những tác nhân gây hại này.
Dấu hiệu thường gặp đối với bệnh nhân mắc bệnh tự miễn bao gồm:
- Thời gian đầu có thể xuất hiện các tình trạng mệt mỏi kéo dài và không rõ nguyên nhân;
- Thời kỳ bệnh toàn phát thì sẽ có sốt dai dẳng, đau mỏi toàn thân, đau đầu, kèm theo đau các khớp xương, đau cơ, sưng nóng và tràn dịch các khớp...
Người mắc bệnh tự miễn mà không được điều trị hoặc can thiệp sớm thì bệnh sẽ ngày càng phức tạp hơn. Một số trường hợp đã gặp tình trạng xương khớp biến dạng cong vẹo hoặc phì đại, ảnh hưởng đến khả năng cầm, nắm, đi lại. Với những trường hợp nặng có thể gây nguy cơ tàn phế suốt đời cùng với các biến chứng nguy hiểm khác.
2. Nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới bệnh tự miễn
Trong khi các nghiên cứu khác đã phát hiện ra ô nhiễm không khí môi trường từ ô tô và nhà máy có thể gây ra phản ứng viêm, nghiên cứu mới của Giovanni Adami, MD, Đại học Verona ở Ý và các đồng nghiệp đã xem xét mối liên hệ giữa việc tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm và nguy cơ cụ thể của các bệnh tự miễn dịch.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết ô nhiễm không khí môi trường là một nguy cơ lớn đối với sức khỏe và 99% dân số trên toàn thế giới sống ở những nơi không đáp ứng các khuyến nghị về chất lượng không khí lành mạnh. Việc thiếu dữ liệu chắc chắn về vai trò chính xác của ô nhiễm không khí đối với các bệnh tự miễn dịch và viêm nhiễm đã thúc đẩy thực hiện các nghiên cứu liên quan. Những tình trạng rối loạn của bệnh tự miễn khi bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí thường ảnh hưởng đến khớp, gân, xương và cơ. Chúng bao gồm các loại viêm khớp, lupus và bệnh gút.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét thông tin y tế từ 81.363 người lớn ở Ý. Dữ liệu lấy từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 11 năm 2020. Đối tượng trong nghiên cứu hầu hết là phụ nữ (92%) với độ tuổi trung bình là 65, và 17866 (22%) có ít nhất một tình trạng sức khỏe mắc phải. Mỗi người tham gia được liên kết với trạm giám sát chất lượng không khí gần nhất do Viện Nghiên cứu và Bảo vệ Môi trường Ý điều hành thông qua mã bưu điện khu dân cư của họ. Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến tác động tiềm tàng của vật chất dạng hạt (PM10 và PM2.5). Mức 30μg / m3 đối với PM10 và 20μg / m3 đối với PM2.5 là ngưỡng thường được coi là có hại cho sức khỏe con người. Khoảng 9723 người (12%) được chẩn đoán mắc bệnh tự miễn từ năm 2016 đến năm 2020.
Thông tin về chất lượng không khí được thu thập từ 617 trạm quan trắc tại 110 tỉnh của Ý. Mức độ phơi nhiễm dài hạn trung bình từ năm 2013 đến 2019 là 16 μg / m3 đối với PM2.5 và 25 μg / m3 đối với PM10. Tiếp xúc với PM2.5 không liên quan đến nguy cơ cao chẩn đoán bệnh tự miễn dịch. Nhưng PM10 có liên quan đến nguy cơ gia tăng 7% cho mỗi lần tăng mức độ 10μg / m3, sau khi tính đến các yếu tố có khả năng ảnh hưởng. Tiếp xúc lâu dài với PM10 trên 30 μg / m3 và PM2.5 trên 20 μg / m3 tương ứng có nguy cơ mắc bệnh tự miễn cao hơn 12% và 13%. Tiếp xúc lâu dài với PM10 có liên quan đặc biệt với nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, trong khi tiếp xúc lâu dài với PM2.5 có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh mô liên kết và bệnh viêm ruột. Nhìn chung, tiếp xúc lâu dài với giao thông và các chất ô nhiễm không khí công nghiệp có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn khoảng 40%, nguy cơ mắc bệnh viêm ruột cao hơn 20% và nguy cơ mắc các bệnh mô liên kết cao hơn 15%.
Kết quả đã thu được nên coi việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí như một yếu tố nguy cơ và nghiên cứu có thể gây ra những hậu quả lớn đối với sức khỏe, xã hội.
Nghiên cứu của Ý đặc biệt kịp thời “dựa trên sự hiểu biết đang phát triển và mới nổi của chúng tôi về các yếu tố nguy cơ môi trường đối với bệnh cấp tính và mãn tính, điều mà chúng tôi phải hiểu trước khi có thể giải quyết”.
Hơn nữa, nghiên cứu này nhắc nhở chúng ta suy nghĩ rộng hơn về chất lượng không khí và môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Và tất cả các bác sĩ nên cam kết thúc đẩy khoa học có thể cải thiện sức khỏe cộng đồng và giảm tử vong, tàn tật.
Mặc dù vậy, đây là một nghiên cứu quan sát và do đó không thể xác định nguyên nhân. Các nhà nghiên cứu thừa nhận một số hạn chế có thể ảnh hưởng đến phát hiện của nghiên cứu này. Những hạn chế bao gồm thiếu thông tin về ngày chẩn đoán và bắt đầu các triệu chứng bệnh tự miễn dịch; việc giám sát chất lượng không khí có thể không phản ánh sự phơi nhiễm của cá nhân với các chất ô nhiễm; những phát hiện có thể không được áp dụng rộng rãi hơn vì những người tham gia nghiên cứu chủ yếu bao gồm phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ gãy xương. Nhưng hậu quả của ô nhiễm không khí đã có liên quan đến các bất thường của hệ thống miễn dịch và hút thuốc, vốn có chung một số chất độc với khí thải nhiên liệu hóa thạch, một yếu tố dễ dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp
3. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh tự miễn
Theo các chuyên gia cho biết mặc dù bệnh tự miễn có biến chứng nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể gặp khó khăn và phức tạp. Vì vậy, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả bao gồm:
- Luyện tập thể thao giúp tăng cường sức khỏe cũng như sự dẻo dai của hệ thống cơ quan trong cơ thể. Có thể áp dụng các bài luyện tập với khoảng thời gian từ 30 - 60 phút mỗi ngày như đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe...
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh. Cần đảm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu khuyến nghị cho cơ thể. Từ đó nâng cao sức khoẻ và giúp chống lại bệnh tật tốt hơn. Thêm vào đó, hàng ngày vẫn nên bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.
- Xây dựng kế hoạch khám bệnh tổng quát định kỳ. Ngoài việc thường xuyên chăm sóc sức khỏe định kỳ thì việc khám sức khỏe có thể giúp phát hiện bệnh sớm hơn đồng thời sẽ có phương án điều trị sớm, kịp thời và phù hợp giúp đẩy lùi bệnh tật.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com