Nữ bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị chèn ép dây thần kinh số 7 vì giật mắt kéo dài

Từ năm 2020 cho đến tháng 7.2024, kéo dài tới giờ đã hơn 3 năm rưỡi, công việc và sinh hoạt hàng ngày của chị Sình Thị Tàu (Điện Biên) gặp nhiều trở ngại. "Phức tạp lắm, nói chung là làm gì cũng rất vất vả, kể cả công việc hàng ngày, đi xe cộ. Mình đã từng đi khám mắt, nhưng điều trị chỉ được một thời gian. Không đỡ nên tạm ngừng, tiếp tục điều trị lại nghỉ". Chị Sình Thị Tàu chia sẻ.

Triệu chứng giật mắt của chị Tàu đã xuất hiện từ năm 2020, khám và uống thuốc nhiều nơi, thử nhiều phương thức điều trị khác nhau như uống thuốc, tiêm,… nhưng bệnh chỉ ngưng trong một thời gian ngắn, chị Sình Thị Tàu trăn trở tìm kiếm một cơ sở y tế có thể giúp chị điều trị dứt điểm. Sau một thời gian điều trị không hiệu quả, tình trạng giật mắt ngày càng trở nặng, lâu dần gây giật nửa mặt, chị và gia đình vô cùng lo lắng.

Không phải là bệnh về mắt như dự đoán, chị Sinh Thị Tàu đã được chẩn đoán co giật nửa mặt, chèn ép dây thần kinh số 7. Với mục tiêu điều trị triệt để tình trạng này, sau khi hội chẩn đa chuyên khoa, ekip bác sĩ, chuyên gia tại Vinmec đã chỉ định phẫu thuật đối với trường hợp của chị Sình Thị Tàu. Ca phẫu thuật sử dụng kỹ thuật vi phẫu để tách mạch máu chèn ép vào dây thần kinh mặt, đánh giá lại bằng điện sinh lý thần kinh để đảm bảo vị trí tách đã đủ để điều trị bệnh. Kỹ thuật này giúp tối ưu thời gian phẫu thuật, giảm nguy cơ tổn thương các cấu trúc não quan trọng cho chị Sinh Thị Tàu. 

Chị Sình Thị Tàu rạng rỡ sau phẫu thuật, tình trạng co giật mặt đã ngừng hẳn
Chị Sình Thị Tàu rạng rỡ sau phẫu thuật, tình trạng co giật mặt đã ngừng hẳn

Theo ThS.BS Lê Hưng - thành viên của ekip phẫu thuật đánh giá: “Tình trạng của chị Tàu là do hiện tượng xung đột mạch máu thần kinh kéo dài khiến dây thần kinh số 7 bị kích thích liên tục và các cơ vùng mặt bị co thắt. Nếu không điều trị dứt điểm, tình trạng co giật mặt có thể diễn tiến nặng, khiến suy giảm chất lượng sống. Các cơ co giật diễn ra trong hầu hết thời gian trong ngày và cơ mắt bị co thắt liên tục, bệnh nhân không thể mở mắt và gần như làm mất hoàn toàn tầm nhìn của bệnh nhân. Để điều trị tận gốc tình trạng co giật mặt, ekip Vinmec đã chỉ định phẫu thuật giải áp dây thần kinh số 7.”

Ca phẫu thuật được chủ trì thực hiện bởi TS.BS Trần Hoàng Ngọc Anh, hiện là Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành phẫu thuật thần kinh, TS.BS Trần Hoàng Ngọc Anh đã từng công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện Gia Định và Bệnh viện FV trước khi làm việc tại Hệ thống Y tế Vinmec. Bác sĩ đã có kinh nghiệm hơn 20 năm về phẫu thuật mạch máu, u não. Đặc biệt, bác sĩ Ngọc Anh đã có kinh nghiệm phẫu thuật hơn 600 trường hợp co giật nửa mặt, với tỷ lệ hết co giật hoàn toàn lên tới 92%.

TS.BS Trần Hoàng Ngọc Anh hiện là Giám đốc Chuyên môn của Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park
TS.BS Trần Hoàng Ngọc Anh hiện là Giám đốc Chuyên môn của Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park

Với sự hỗ trợ của hệ thống chụp cộng hưởng từ MRI hiện đại với chuỗi sung chuyên biệt, độ phân giải cao, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh Vinmec đã chẩn đoán chính xác vị trí chèn ép mạch máu trên dây thần kinh số VII của chị Tàu. Từ đó, đội ngũ bác sĩ lâm sàng của chuyên khoa thần kinh đã có thể chẩn đoán chính xác bệnh, hỗ trợ định hướng trong phẫu thuật.
 

Sự phối hợp đa chuyên khoa bao gồm đội ngũ ngoại khoa, nội khoa, dược, chẩn đoán hình ảnh, gây mê, hồi sức cấp cứu,… một cách linh hoạt và hiệu quả tại Vinmec đã giúp ca phẫu thuật diễn ra thành công, đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh. Đặc biệt, đội ngũ ekip gây mê và ICU đảm bảo cuộc phẫu thuật diễn ra an toàn, hỗ trợ bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và tốt nhất sau mổ. Đối với tất cả các ca phẫu thuật thần kinh, ekip gây mê tại Vinmec xây dựng một phác đồ gây mê chuyên biệt cho từng trường hợp, giúp cuộc mổ diễn ra an toàn. Ngoài ra, việc gây mê kèm giảm đau phong bế thần kinh dưới da giúp đảm bảo bệnh nhân tỉnh giấc nhưng không thấy đau. Với sự phối hợp của ekip bác sĩ tại khoa hồi sức tích cực, liên tục theo dõi sát sao các dấu hiệu sinh tồn ổn định đảm bảo bệnh nhân an toàn sau mổ, người bệnh đã có thể hồi phục nhanh chóng, tối ưu thời gian lưu viện. 

Việc người bệnh có triệu chứng giật mắt, cơ mặt, nhưng thường lựa chọn thăm khám mắt trước là điều tất yếu. Tuy nhiên, người bệnh cần lường trước cả những nguy cơ về bệnh lý thần kinh có thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Đặc biệt, TS.BS Trần Hoàng Ngọc Anh khuyến cáo các người bệnh có biểu hiện co giật mặt cần đặc biệt lưu ý, nên tới các cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để thăm khám và có phương hướng điều trị kịp thời. Đối với một số trường hợp, người bệnh sẽ cần chụp MRI để đánh giá các nguy cơ, tìm ra gốc rễ nguyên nhân gây ra tình trạng co giật mặt.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe