Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Nôn ra máu là tình trạng không thường gặp nhưng lại tiềm ẩn nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Vậy đâu là nguyên chính gây nên hiện tượng nôn ra máu giống chất bã cà phê?
1. Nôn ra máu là tình trạng gì?
Nôn ra máu, ói ra máu hay còn gọi là thổ huyết là tình trạng các chất trong dạ dày ợ lên và thoát ra qua đường thực quản, trộn lẫn với máu hoặc chỉ có máu. Tình trạng này có thể đáng quan ngại nếu có chấn thương nội tạng gây vỡ, xuất huyết trong. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên nhân gây nôn ra máu lại không thuộc về bệnh lý, chẳng hạn như chấn thương vùng miệng hay mũi gây chảy máu và vô tình nuốt ngược máu vào lại.
Máu nôn ra có thể có màu nâu (trông như bã cà phê), đỏ sẫm hoặc đỏ tươi. Màu sắc và lượng máu thường có thể cho bác sĩ biết nguồn gốc và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Nếu bị nôn ra một lượng máu lớn (khoảng 500ml) hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như chóng mặt hoặc thay đổi nhịp thở, người bệnh cần nhanh chóng cấp cứu nội khoa.
2. Nôn ra chất giống bã cà phê là gì?
Nôn ra chất giống bã cà phê là chất nôn trông giống như bã cà phê. Điều này xảy ra do sự hiện diện của máu đông trong chất nôn.
Màu sắc của máu nôn ra sẽ thay đổi tùy thuộc vào thời gian máu ở trong hệ thống đường tiêu hóa (tiêu hoá) của bạn. Nếu bạn bị chậm nôn, máu sẽ có màu đỏ sẫm, nâu hoặc đen. Sự hiện diện của máu đông trong chất nôn sẽ làm cho nó trông giống như bã cà phê. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Hãy nhớ ghi lại thời gian và số lượng bạn đã nôn và bất cứ thứ gì có thể gây ra nôn. Nếu có thể, bạn nên lấy mẫu chất nôn đến bác sĩ để xét nghiệm thêm.
3. Những triệu chứng nào có thể xảy ra với chất nôn giống bã cà phê?
Nhận chăm sóc y tế khẩn cấp ngay khi bạn bắt đầu nôn ra máu. Gọi ngay số cấp cứu hoặc dịch vụ cấp cứu địa phương nếu bạn nôn ra máu hoặc chất nôn giống bã cà phê và bạn cũng đang gặp phải:
- Da nhợt nhạt bất thường hoặc xanh xao
- Ngất xỉu
- Chóng mặt
- Đau ngực
- Máu đỏ tươi hoặc cục lớn trong chất nôn
- Đau bụng dữ dội
3.1 Nguyên nhân gây ra nôn mửa giống bã cà phê?
Chất nôn giống bã cà phê, nôn ra máu bầm đen có thể xảy ra do các tình trạng khác nhau, bao gồm loét dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản liên quan đến xơ gan hoặc viêm dạ dày. Nếu bạn có triệu chứng này, hãy đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác.
Một số nguyên nhân khác có thể gây ra chất nôn giống bã cà phê bao gồm:
- Các vấn đề về dạ dày và thực quản liên quan đến xơ gan do lạm dụng rượu, viêm gan siêu vi, bệnh tự miễn dịch hoặc bệnh gan nhiễm mỡ
- Ung thư thực quản, tuyến tụy hoặc dạ dày
- Các bệnh như nhiễm virus Ebola, bệnh ưa chảy máu B hoặc sốt vàng da
3.2 Làm thế nào để chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh nôn mửa giống bã cà phê?
Chất nôn giống bã cà phê thường là một dấu hiệu cho thấy xuất huyết tiêu hoá. Bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra nếu bạn gặp phải nó. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, tình trạng sức khỏe khác và các loại thuốc bạn có thể đang dùng. Sau khi xem xét bệnh sử và khám sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc nhiều xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây chảy máu.
Ngoài chụp X-quang và xét nghiệm máu cơ bản, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu ẩn trong dạ dày là xét nghiệm mà bác sĩ có thể sử dụng để tìm máu trong chất nôn.
- Nội soi tiêu hóa trên là một thủ tục, trong đó bác sĩ đưa một ống soi mềm nhỏ có camera xuống thực quản của bạn để xem các cơ quan nội tạng.
- Nghiên cứu chức năng gan là các xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ xác định bất kỳ bệnh hoặc tổn thương nào đối với gan.
- Xét nghiệm máu trong phân là một xét nghiệm có thể phát hiện ra máu trong phân của bạn.
Khi nội soi đại tràng sigma ống mềm hoặc nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ đưa một ống soi nhỏ có camera qua hậu môn của bạn và vào đại tràng và trực tràng. Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên những xét nghiệm này và bắt đầu kế hoạch điều trị để giải quyết tình trạng cơ bản.
4. Nôn ra máu giống bã cà phê có những biến chứng gì?
Trường hợp nôn ra từ dạ dày có lẫn máu dù hiếm nhưng vẫn có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị ngay lập tức. Những đối tượng có nguy cơ này là:
- Người cao tuổi
- Người có tiền sử lạm dụng rượu
- Người có tiền sử đột quỵ
- Người có tiền sử rối loạn ảnh hưởng đến khả năng nuốt
Ngoài ra, nôn ra máu cũng có thể gây ra những biến chứng như:
- Ngạt thở là một trong những biến chứng chính của nôn ra máu, có thể dẫn đến tình trạng tràn máu màng phổi, làm suy giảm khả năng thở.
- Thiếu máu có thể xảy ra nếu người bệnh mất quá nhiều máu khi nôn một cách nhanh và đột ngột.
- Sốc. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng sốc như: chóng mặt khi đứng, thở nhanh, nông, lượng nước tiểu ít, da lạnh, nhợt nhạt. Đây là tình trạng thường dẫn đến giảm huyết áp, hôn mê và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
5. Điều trị bệnh lý gây ra chất nôn giống bã cà phê, điều trị xuất huyết tiêu hoá
Điều trị nôn mửa do bã cà phê tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí chảy máu trong của bạn. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra chảy máu tiêu hoá và yêu cầu đầu tiên của bác sĩ sẽ là xác định nguyên nhân nào gây ra cho bạn.
Bác sĩ của bạn thường có thể xác định nguyên nhân gây chảy máu tiêu hoá bằng các xét nghiệm và quy trình chẩn đoán. Thông thường, điều trị có thể được áp dụng cùng một lúc. Ví dụ, trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể cầm máu bằng cách cắt hoặc kẹp mạch máu hoặc bằng cách tiêm thuốc.
Nếu nguyên nhân gây chảy máu đường tiêu hóa là một vết loét, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt vết thương trong quá trình nội soi để kiểm soát chảy máu. Nếu polyp trong ruột kết gây chảy máu, bác sĩ thường có thể loại bỏ chúng trong quá trình nội soi.
Tùy thuộc vào lượng máu bạn đã mất và tình trạng chảy máu tiêu hóa có tiếp tục hay không, bác sĩ có thể truyền dịch hoặc truyền máu cho bạn. Bạn có thể cần phải dùng thuốc liên tục để kiểm soát chảy máu tiêu hoá. Ví dụ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế bơm protein (PPI) để kiểm soát vết loét chảy máu. PPI là một loại thuốc giảm thiểu axit trong dạ dày.
Theo một bài báo trên Merck Manual, hiện tượng chảy máu tiêu hoá ngừng tự phát ở khoảng 80% bệnh nhân. Nếu tình trạng chảy máu đường tiêu hóa của bạn vẫn tiếp tục, hoặc nếu bác sĩ không thể xác định nguyên nhân thì phẫu thuật thăm dò ổ bụng có thể cần thiết.
Nếu phẫu thuật được chỉ định, bác sĩ thường sẽ sử dụng một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, ít rủi ro được gọi là nội soi ổ bụng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một số vết nhỏ trên bụng của bạn và đưa một dụng cụ mảnh mai được gọi là nội soi để kiểm tra các cơ quan nội tạng và xác định nguyên nhân gây chảy máu đường tiêu hóa. Bạn thường có thể trở về nhà ngay trong ngày.
Chất nôn giống bã cà phê được coi là một tình trạng y tế khẩn cấp. Nếu không được điều trị, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc, thậm chí tử vong. Vì thế, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được đánh giá và có hướng điều trị.
Để có thể tìm ra nguyên nhân cụ thể cho trường hợp nôn ra máu ở bệnh nhân, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sẽ tiến hành khám và làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán (Chụp dạ dày – Thực quản có chuẩn bị, siêu âm bụng, X-quang, xét nghiệm máu...) Nếu cần thiết, có thể kết hợp cùng nhiều chuyên khoa khác nhau nhằm tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị an toàn cho người bệnh.
Nhằm mang đến chất lượng và dịch vụ y tế tốt nhất cho người bệnh, bệnh viện đã có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu đều là những người có trình độ đến từ nhiều bệnh viện lớn trên cả nước sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình thăm khám điều trị.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Tài liệu tham khảo
- Ansari P. (2016). Overview of tiêu hoá bleeding.
- Merckmanuals.com/professional/gastrointestinal_disorders/gi_bleeding/overview_of_gi_bleeding.html
- Bou-Abdallah JZ, et al. (2012). Coffee grounds emesis: Not just an upper tiêu hoá bleed. DOI:
- 10.1016/j.jemermed.2009.05.008
- Diagnosis of tiêu hoá bleeding. (2016).
- Niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/gastrointestinal-bleeding/diagnosis#procedures
- Tiêu hoá bleeding. (n.d.).
- my.clevelandclinic.org/health/diseases/17028-gi-bleeding
- Mayo Clinic Staff. (2018) Gastrointestinal bleeding.
- Mayoclinic.org/diseases-conditions/gastrointestinal-bleeding/diagnosis-treatment/drc-20372732
- Mayo Clinic Staff. (2018). Vomiting blood.
- Mayoclinic.org/symptoms/vomiting-blood/basics/definition/sym-20050732