Những tổn thương da thường gặp ở người bệnh Crohn

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Ngoài việc gây ra các triệu chứng bên trong cơ thể như đau bụng, đi ngoài...thì bệnh Crohn còn có thể khiến người bệnh gặp phải các tổn thương da từ nhẹ đến nghiêm trọng.

1. Những tổn thương da thường gặp ở người bệnh Crohn

Một số tổn thương da thường gặp ở người bệnh Crohn bao gồm:

1.1 Tổn thương quanh hậu môn

Tổn thương quanh hậu môn ở người bệnh Crohn có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu như: Hậu môn bị đỏ, sưng lên và kèm theo đau đớn. Trong nhiều trường hợp, nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh có thể dẫn tới loét hậu môn, áp xe, rò rỉ phân hoặc xuất hiện da thừa hậu môn.

1.2 Tổn thương miệng

Tổn thương da do bệnh Crohn cũng có thể xuất hiện trong miệng. Khi các tổn thương ở miệng xuất hiện, người bệnh sẽ bị đau do các vết loét, đặc biệt là bên trong má hoặc môi.

Đôi khi cũng người bệnh cũng xuất hiện các triệu chứng tổn thương ở miệng khác, bao gồm:

  • Môi chẻ;
  • Các mảng đỏ hoặc nứt ở khóe miệng, được gọi là viêm môi góc cạnh;
  • Sưng môi hoặc lợi.

1.3 Bệnh Crohn di căn

Bệnh Crohn di căn thường rất hiếm gặp. Các khu vực di căn phổ biến nhất chính là: Mặt, bộ phận sinh dục, tứ chi hoặc những nơi mà 2 mảng da cọ xát với nhau.

Những tổn thương da do bệnh Crohn di căn thường giống như mảng bám, có màu hơi đỏ hoặc tía. Trong một số trường hợp, chúng có thể giống vết loét hơn, xuất hiện đơn lẻ hoặc từng đám.

1.4 Chứng đỏ da do bệnh Crohn

Hồng ban nút có đặc điểm là các nốt đỏ hoặc sần mềm xuất hiện ngay dưới da. Chúng thường được tìm thấy ở chi dưới (đặc biệt là ở phía trước ống chân) của người bệnh Crohn.

Ban đỏ là biểu hiện da phổ biến nhất của bệnh Crohn, nó thường xuyên xuất hiện kèm theo những dấu hiệu khác như sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể.


Người bệnh Crohn có thể xuất hiện các hồng ban nút
Người bệnh Crohn có thể xuất hiện các hồng ban nút

1.6 Hội chứng Sweet

Hội chứng Sweet bao gồm các nốt mẩn đỏ mềm, thường xuất hiện ở đầu, thân và cánh tay của người bệnh Crohn. Tổn thương này có thể xảy ra riêng lẻ hoặc phát triển cùng nhau tạo thành mảng bám. Ngoài việc xuất hiện các nốt mẩn đỏ thì người bệnh còn có một số dấu hiệu khác như: Sốt, mệt mỏi, đau đớn.

1.7 Các tổn thương da khác liên quan đến bệnh Crohn

Một số bệnh lý có liên quan đến bệnh Crohn và gây ra các triệu chứng về da khác bao gồm:

2. Nguyên nhân gây tổn thương da ở người bệnh Crohn

Một số nguyên nhân có thể gây ra tổn thương da ở người bệnh Crohn bao gồm:

2.1 Phản ứng với thuốc

Trong một số trường hợp, tổn thương da được tìm thấy ở những người dùng thuốc sinh học được gọi là thuốc kháng TNF để điều trị bệnh Crohn. Những tổn thương này trông giống như bệnh chàm hoặc vảy nến.

2.2 Thiếu hụt vitamin

Bệnh Crohn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin trong cơ thể và hậu quả là gây ra rất nhiều các triệu chứng về da. Một số ví dụ bao gồm:

  • Thiếu kẽm: Thiếu kẽm gây ra các mảng đỏ và cũng có thể có mụn mủ trên cơ thể người bệnh;
  • Thiếu sắt: Thiếu sắt gây ra các mảng đỏ, nứt nẻ ở khóe miệng người bệnh Crohn;
  • Thiếu vitamin C: Thiếu vitamin C gây xuất huyết dưới da, làm xuất hiện các vết bầm tím.

Giống như các bệnh lý tự miễn khác, Crohn liên quan đến việc hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh và hậu quả là xuất hiện tình trạng viêm, tổn thương trên da.

3. Một số hình ảnh tổn thương da trong bệnh Crohn

Các triệu chứng da liên quan đến bệnh Crohn có thể xuất hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào loại và vị trí của chúng. Một số hình ảnh về tổn thương da thường thấy nhất bao gồm:


Hình ảnh tổn thương miệng ở bệnh Crohn
Hình ảnh tổn thương miệng ở bệnh Crohn

Hình ảnh viêm da mủ
Hình ảnh viêm da mủ

Hình ảnh các vết sưng đỏ hoặc mụn nước trên chân trong hội chứng Sweet liên quan đến bệnh Crohn
Hình ảnh các vết sưng đỏ hoặc mụn nước trên chân trong hội chứng Sweet liên quan đến bệnh Crohn

Có nhiều loại tổn thương quanh hậu môn khác nhau liên quan đến bệnh Crohn. Các mảnh da thừa, được nhìn thấy ở đây, thường là những cấu trúc lành tính và không đau.

4. Điều trị tổn thương da do bệnh Crohn

Có nhiều phương pháp điều trị tiềm năng cho các tổn thương da liên quan đến bệnh Crohn. Phương pháp điều trị cụ thể sẽ tùy thuộc vào loại tổn thương da mà người bệnh mắc phải.

Đôi khi thuốc có thể giúp giảm bớt các triệu chứng ngoài da. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê đơn để điều trị tổn thương da liên quan đến bệnh Crohn bao gồm:

  • Thuốc corticosteroid có thể uống, tiêm hoặc bôi.
  • Thuốc ức chế miễn dịch (methotrexate hoặc azathioprine);
  • Thuốc chống viêm (sulfasalazine);
  • Thuốc sinh học chống TNF (infliximab hoặc adalimumab);
  • Thuốc kháng sinh có thể giúp chữa rò rỉ hoặc áp xe.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng các phương pháp điều trị tiềm năng khác bao gồm:

  • Ngừng sử dụng sinh học chống TNF nếu nó gây ra các triệu chứng về da;
  • Bổ sung vitamin khi suy dinh dưỡng;
  • Thực hiện phẫu thuật để loại bỏ một đường rò nghiêm trọng, hoặc cắt lỗ rò.
  • Trong một số trường hợp, các triệu chứng về da xảy ra như 1 phần của đợt bùng phát bệnh Crohn thì việc kiểm soát cơn bùng phát cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng về da.

Tóm lại, nếu bạn bị bệnh Crohn và xuất hiện các triệu chứng ngoài da thì hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ để được thăm khám cụ thể và có phác đồ điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chính là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng trong thực hiện kỹ thuật chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa, bệnh lý gây tiêu chảy mạn tính hay bệnh Crohn...Đặc biệt, các kỹ thuật sàng lọc ung thư dạ dày, polyp dạ dày tại Vinmec được thực hiện bằng máy nội soi Olympus CV 190, chức năng NBI (Narrow Banding Imaging - nội soi với dải tần ánh sáng hẹp) cho kết quả hình ảnh phân tích bệnh lý niêm mạc rõ nét hơn...Nhờ đó mà bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. Không chỉ có hệ thống trang thiết bị hiện đại, Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm, đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo

  • Broner J Jr, et al. (2017). Purpuric lesions in a 45-year old man. DOI:
    10.1016/j.ejim.2017.04.020
  • Gravina AG, et al. (2016). Crohn’s disease and skin. DOI:
    10.1177/2050640615597835
  • Huang BL, et al. (2012). Skin manifestations of inflammatory bowel disease. DOI:
    10.3389/fphys.2012.00013
  • Keyal U. (2018). Dermatologic manifestation of inflammatory bowel disease: A review.
    discoverymedicine.com/Uma-Keyal/2018/05/dermatologic-manifestations-of-inflammatory-bowel-disease-a-review/
  • Lankarani KB, et al. (2013). Oral manifestation in inflammatory bowel disease: a review. DOI:
    10.3748/wjg.v19.i46.8571
  • Li Na, et al. (2018). Updated review on immune factors in the pathogenesis of Crohn's disease. DOI: DOI:
    10.3748/wjg.v24.i1.15
  • Mayo Clinic Staff. (2019). Crohn’s disease.
    mayoclinic.org/diseases-conditions/crohns-disease/symptoms-causes/syc-20353304
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe