Morphine là thuốc thuộc nhóm giảm đau opioid, dùng để điều trị các cơn đau nặng. Dưới tác động của thuốc, cơ thể sẽ giảm cảm nhận và phản ứng với cơn đau.
1. Cách sử dụng dùng morphine tiêm tĩnh mạch
Morphine tiêm được sử dụng thông qua tiêm vào tĩnh mạch, vào cơ, vào khu vực xung quanh tủy sống (ngoài màng cứng) hoặc vào vùng chất lỏng có chứa tủy sống. Việc sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ chính xác theo chỉ dẫn của bác sĩ và có thể phải được thực hiện dưới sự giám sát bởi bác sĩ hoặc nhân viên Y tế.
Liều lượng của thuốc được kê dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng với điều trị. Đối với trẻ em, liều lượng cũng có thể dựa trên trọng lượng cơ thể trẻ. Lưu ý không tự ý tăng liều, tăng tần suất hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc so với quy định.
Thuốc giảm đau hoạt động tốt nhất nếu chúng được sử dụng ngay từ khi có những dấu hiệu đau đầu tiên. Nếu dùng thuốc khi cơn đau đã trở nên dữ dội thì thuốc có thể không hoạt động tốt. Trước khi sử dụng, kiểm tra trực quan sản phẩm qua màu sắc của thuốc và không sử dụng khi thuốc có hiện tượng thay đổi màu sắc.
Trước khi tiêm, cần làm sạch vị trí tiêm bằng cồn. Nếu tiêm thuốc vào cơ hoặc dưới da thì phải thay đổi vị trí tiêm ở mỗi liều để tránh các vấn đề dưới da. Sau khi dùng thuốc, nếu bạn có cảm giác buồn nôn xảy ra, hãy trao đổi với bác sĩ để có thể được giảm bớt liều hoặc thực hiện các hỗ trợ sau tiêm như nằm nghỉ sau khi tiêm.
Đột ngột dừng thuốc có thể gây ra hội chứng cai, đặc biệt là nếu bạn đã sử dụng nó trong một thời gian dài hoặc đã từng sử dụng nó ở liều cao. Để ngăn chặn hội chứng này, bác sĩ có thể giảm liều từ từ. Hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng cai nghiện nào như bồn chồn, thay đổi tâm trạng (bao gồm lo lắng, khó ngủ, suy nghĩ tự tử), chảy nước mắt, chảy nước mũi, buồn nôn, tiêu chảy, đổ mồ hôi, đau cơ hoặc đột ngột thay đổi hành vi.
Morphine nếu được sử dụng trong một thời gian dài, nó có thể không hoạt động tốt. Vì vậy bác sĩ có thể cần phải tăng liều hoặc thay đổi thuốc sau một thời gian điều trị. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cảm thấy thuốc không còn tác dụng nữa.
2. Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc tiêm morphine
- Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn bị dị ứng với morphine hoặc các thuốc giảm đau opioid và các sản phẩm khác.
- Thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh, đặc biệt là các bệnh như: Các bệnh rối loạn não (như chấn thương đầu, khối u, co giật); Các vấn đề về hô hấp (như hen suyễn, ngưng thở khi ngủ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính-COPD); Bệnh túi mật; Bệnh thận; Bệnh gan; Rối loạn tâm thần (như nhầm lẫn, trầm cảm, suy nghĩ tự tử); tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị rối loạn sử dụng chất gây nghiện (như lạm dụng hoặc nghiện thuốc / rượu); Các vấn đề về dạ dày / ruột ( như tắc nghẽn, táo bón, tiêu chảy do nhiễm trùng, liệt ruột); Bệnh về tuyến tụy (viêm tụy); Khó tiểu (như do tuyến tiền liệt mở rộng).
- Thuốc này có thể gây chóng mặt hoặc buồn ngủ, nên không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ điều gì cần sự tỉnh táo cho đến khi tỉnh táo sau khi tiêm để bạn có thể làm việc trên một cách an toàn.
- Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với tác dụng phụ của thuốc này, đặc biệt là gây ra các triệu chứng nhầm lẫn, chóng mặt, buồn ngủ và thở chậm, thở nông.
- Thuốc này chỉ nên được sử dụng khi cần thiết rõ ràng. Không nên sử dụng khi có thai và cho con bú vì nó có thể gây hại cho thai nhi.
3. Tương tác thuốc
Sự tương tác thuốc có thể thay đổi cách thức hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Dưới đây là một số cần làm để tránh sự tương tác thuốc khi sử dụng morphine:
- Lên danh sách và thông báo cho bác sĩ biết tất cả các sản phẩm thuốc bạn sử dụng (bao gồm cả thuốc kê toa / thuốc không kê toa và các sản phẩm thảo dược).
- Không bắt đầu, dừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
- Một số sản phẩm có thể tương tác với morphine là: thuốc giảm đau (thuốc chủ vận opioid hỗn hợp / chất đối kháng như pentazocine, nalbuphine, butoranol), naltrexone.
- Nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng có thể tăng lên nếu thuốc này được sử dụng với các các sản phẩm giảm đau khác như: codein, hydrocodone, rượu, cần sa, thuốc ngủ như alprazolam, lorazepam, zolpidem; thuốc giãn cơ (như carisoprodol, cyclobenzaprine) hoặc thuốc kháng histamine (như cetirizine, diphenhydramine).
- Morphine có thể gây sai lệch một số kết quả xét nghiệm (như nồng độ amylase / lipase).
4. Những thực phẩm cần tránh khi dùng morphine tiêm tĩnh mạch
Táo bón là tác dụng phụ rất phổ biến của thuốc giảm đau. Tác dụng phụ này thường có thể được quản lý tốt với các biện pháp phòng ngừa như: Uống 8-10 ly nước mỗi ngày, tăng hoạt động thể chất khi có thể, ăn nhiều trái cây và rau quả. nước ép mận hoặc 3-4 mận khô / mận có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột.
Tuy nhiên, thực phẩm giàu chất xơ (ví dụ như mảnh cám, ngũ cốc nhiều chất xơ) và chất bổ sung chất xơ (như Metamucil) thực sự có thể làm cho tình trạng táo bón từ thuốc giảm đau trở nên tồi tệ hơn và nên tránh.
Morphine là thuốc có thể gây nghiện. Nguy cơ nghiện thuốc có thể cao hơn nếu người dùng bị rối loạn sử dụng chất gây nghiện như lạm dụng hoặc nghiện ma túy, uống rượu. Vì vậy, để đảm bảo không bị nghiện, bạn hãy sử dụng thuốc chính xác theo quy định và tránh các đồ uống có cồn hoặc cần sa khi sử dụng thuốc.
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.