Một chút đường vào buổi sáng có thể giúp kích thích các tế bào thần kinh, làm tinh thần bạn trở nên phấn chấn hơn. Nhưng lượng đường cung cấp vào cơ thể chỉ cần cao lên một chút cũng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe.
Có hại cho não
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y UCLA (Mỹ) cho biết: cơ thể tiêu thụ một lượng đường fructose cao thực sự có ảnh hưởng và làm chậm quá trình hoạt động của não, cản trở bộ nhớ. Hơn thế, hàm lượng fructose cao có thể dẫn đến sự đề kháng insulin, mà insulin lại quy định chức năng của dây thần kinh trong não. Nếu các tế bào não trở nên đề kháng với insulin thì khả năng suy nghĩ rõ ràng và xử lý, điều khiển suy nghĩ, cảm xúc có thể ảnh hưởng.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng axit béo (omega-3) có thể chống lại sự ảnh hưởng này. Axit béo có trong cá hồi, quả óc chó... có thể bù đắp một số tác động tiêu cực của đường đối với não.
Những người ăn nhiều đường thì khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, C, B12, canxi, phốtpho, magiê và sắt... Từ đó gây ra ảnh hưởng không tốt đến chức năng miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì và tiểu đường gây nên các bệnh ung thư. Đường còn gây ra tình trạng tăng glucôza trong máu, làm cơ thể suy nhược và mệt mỏi. Một chế độ ăn uống nhiều đường thường dẫn đến tình trạng thiếu chất crôm.
Thúc đẩy quá trình lão hóa
Một phần lượng đường bạn hấp thụ sau khi vào trong máu cũng trở thành protein. Những phân tử protein mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô, dẫn đến lão hoá ở da và các bộ phận khác. Càng nhiều lượng đường lưu thông trong máu thì càng đẩy nhanh quá trình lão hoá.
Làm tăng cân
Nhiều loại thực phẩm chứa nhiều đường cũng sẽ cung cấp nhiều calo. Trong khi đó, nguyên nhân chính của tình trạng tăng cân và béo phì lại chính là do tiêu thụ quá nhiều calo. Ngoài ra, ăn nhiều đường chỉ cung cấp calo chứ không có nhiều chất dinh dưỡng. Những loại thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt thiếu chất xơ có thể gây ra cảm giác thèm tinh bột hoặc đường - 2 chất có xu hướng làm bạn tăng cân.
Dẫn đến tiểu đường type 2
Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến cáo: nên hạn chế tiêu thụ đường và lựa chọn cho các chất làm ngọt nhân tạo để làm thỏa mãn cảm giác thèm ngọt và điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn. Ngoài ra, nên kết hợp theo dõi lượng calo hấp thụ vào cơ thể để giúp ngăn ngừa cũng như kiểm soát bệnh tiểu đường type 2.
Có hại cho răng
Theo Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA), thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường có thể thúc đẩy sâu răng. Bởi vì đường giúp “nuôi” những loại vi khuẩn sản sinh ra axit ăn mòn men răng của bạn, làm tăng nguy cơ sâu răng và mắc bệnh răng miệng. Khi đường bám vào răng, khả năng gây sâu răng của nó cao hơn tất cả các loại thức ăn khác.
Gây ra stress
Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến việc kích thích các hormone gây ra tình trạng cáu kỉnh, bực bội. Vì vậy, bạn nên học cách kiềm chế trước các món ăn ngọt ngào.
(theo Sức khỏe và Đời sống)
Xem thêm: