Xu hướng mua mỹ phẩm online đã ngày một trở nên phổ biến. Đây cũng là một trong những sản phẩm được mua nhiều nhất. Theo công ty đo lường toàn cầu Nielsen, người Mỹ chi hơn 12 tỷ USD mỗi năm cho các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân trên internet. Tuy nhiên, việc mua mỹ phẩm trực tuyến dễ dàng đã đi kèm với nhiều nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe.
Một phụ nữ California đã phải nhập viện sau khi tiếp xúc với chất methylmercury trong một loại kem bôi da nhãn hiệu Ponds được mua trực tuyến và nhập khẩu từ Mexico. Kem dưỡng da này được làm nhái thương hiệu Ponds chứa hơn 500 lần mức thủy ngân cho phép trong một sản phẩm chăm sóc da. Đây không phải là sự cố đầu tiên của một việc mua mỹ phẩm trực tuyến tưởng như vô hại nhưng lại được gắn mác một thương hiệu uy tín đã khiến gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng.
Năm 2018, Sở Cảnh sát Los Angeles đã thu được 700.000 đô la mỹ phẩm giả bị nhiễm chất thải động vật và các hợp chất gây ung thư như thạch tín. Khi đó, tất cả các sản phẩm này đều được dán nhãn là các thương hiệu phổ biến như Urban Decay và Kylie Cosmetics.
1. Tại sao mỹ phẩm dễ bị làm nhái?
Tiến sĩ Wendy Ng - một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ được hội đồng chứng nhận ở Orange County, California chia sẻ nguyên nhân khiến mỹ phẩm có thể dễ bị làm giả, làm nhái: “Ngành công nghiệp mỹ phẩm ít có khả năng được quản lý hơn vì những sản phẩm đó không nhất thiết phải qua kiểm tra và phê duyệt thuốc liên bang”.
Ngoài ra, khi mua mỹ phẩm trực tuyến có thể chứa các chất gây ô nhiễm có hại vì quy trình sản xuất và đóng gói không theo tiêu chuẩn và không được kiểm định.
XEM THÊM: Đẹp với mỹ phẩm mà vẫn an toàn
2. Nguy cơ về sức khỏe khi mua mỹ phẩm trực tuyến
Không ít người tự rước bệnh vào người khi lựa chọn mua mỹ phẩm online qua các kênh mua sắm trực tuyến. Điều này không chỉ khiến “tiền mất” mà “tật mang”. Thực tế, việc mua mỹ phẩm online khiến chúng ta không được kiểm tra bao bì, nhãn mác và các thành phần của sản phẩm bằng mắt thường. Điều này dẫn đến nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái rất cao.
Bên ngoài sản phẩm có thể là tên các thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, bên trong lại chứa các thành phần không an toàn, độc hại cho cơ thể như: thiếu tác dược, giảm bớt mùi, màu sắc, thêm chất khác,... Khi sử dụng sẽ khiến người tiêu dùng gặp phải các tình trạng: tổn thương da nghiêm trọng, dị ứng mỹ phẩm, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng da mặt; mụn trứng cá và lỗ chân lông to,... Không hiếm trường hợp tử vong do sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng.
XEM THÊM: Cảnh giác dấu hiệu dị ứng cồn trong mỹ phẩm
3. Làm sao để mua mỹ phẩm trực tuyến an toàn?
Để tránh các sản phẩm giả mạo hoặc bị pha trộn khi mua mỹ phẩm trực tuyến, người tiêu dùng nên mua các sản phẩm sức khỏe hoặc mỹ phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất, hoặc có thể mua các sản phẩm từ một nhà cung cấp uy tín. Tránh mua mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ các thị trường trực tuyến không được kiểm soát, đồng thời tránh các công ty đưa ra những tuyên bố phiến diện về thành công của sản phẩm của họ.
So sánh giá của sản phẩm với các mặt hàng tương tự của các nhà sản xuất khác - thấp hơn hoặc cao hơn nhiều có thể là một dấu hiệu nhận biết sản phẩm kém chất lượng. Ngoài ra, bạn nên xem đánh giá của người dùng trên các trang web khác, không chỉ trang sản phẩm của công ty. Nếu có những đánh giá tiêu cực, hãy xem cách công ty phản hồi. Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi mua khi mua mỹ phẩm trực tuyến.
Cuối cùng, sau khi sử dụng mỹ phẩm, nếu bạn gặp bất cứ một dấu hiệu dị ứng nào cũng cần đến bệnh viện da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: .healthline.com