Da được chia làm nhiều nhóm khác nhau tùy theo từng đặc tính như da khô, da dầu, da hỗn hợp... Phần lớn chúng ta thuộc nhóm da hỗn hợp, phần khô, phần thì dầu nên rất dễ gặp tình trạng khó chịu trên da. Chính vì vậy, tẩy da chết mặt tại nhà như thế nào luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với chị em.
1. Nguyên nhân dẫn đến da nhờn
Khi làn da xuất hiện bã nhờn bạn có thể phát hiện bằng cách sờ tay hoặc soi gương. Lúc này màu sắc da sẽ bóng hơn và tiết ra dầu lên bề mặt. Hầu hết da chúng ta đều ít nhiều có chứa một lượng dầu. Chưa kể đến tế bào biểu bì, da chết và bã nhờn tích tụ lâu ngày trong lỗ chân lông khiến da dầu càng trở nên khó chịu. Tuy nhiên bã nhờn cũng góp phần cung cấp ẩm cho da khỏe mạnh hơn.
Rửa mặt thường xuyên là một cách để xác định tính chất của làn da. Sau khi rửa mặt da sẽ có xu hướng bóng hơn và bạn cảm thấy chất nhờn tiết ra. Chất nhờn cơ thể tồn tại trên da hàng giờ sau khi bạn rửa mặt. Đôi khi chúng không được đào thải ra ngoài sẽ dẫn đến mụn hoặc viêm lỗ chân lông trên da.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến da nhờn như yếu tố di truyền, môi trường sống và thói quen sinh hoạt kém lành mạnh. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng, vì tình trạng này có thể giảm bớt nếu chú ý chăm sóc da tốt hơn. Sau đây là 7 nguyên nhân cơ bản dẫn đến da dầu
- Yếu tố di truyền
Hầu hết các vấn đề bệnh lý đều có xu hướng truyền đến thế hệ sau trong gia đình. Do vậy bố mẹ bạn có biểu hiện da nhờn thì tỉ lệ cao bạn cũng giống họ.
- Yếu tố tuổi tác
Có thể bạn không thuộc nhóm da dầu nhưng khi tuổi cao bạn sẽ gặp phải vấn đề về trao đổi chất. Khi khả năng trao đổi chất của cơ thể giảm đi thì sự tiết bã nhờn lại hoạt động chậm lại khiến da nhờn và dầu hơn. Đồng thời da bị lão hóa do protein mất đi như collagen. Cũng vì thế da người cao tuổi khá khô và các vấn đề da liễu khác cũng phát triển mạnh mẽ trên da. Theo các chuyên viên thẩm mỹ, qua vài năm bạn so sánh lại sẽ thấy rõ sự biến đổi của da trên khuôn mặt.
- Môi trường và khí hậu nơi bạn sống
Khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho da dầu. Bạn sẽ tiết ra nhiều dầu hơn so với môi trường có khí hậu lạnh. Đôi khi bạn không cần vận động da vẫn tiết dầu. Nếu thấy tình trạng tiết dầu của da không giảm hãy luôn mang theo giấy thấm để bớt nhờn bít tắc lỗ chân lông.
- Lỗ chân lông bị nở to
Khi cao tuổi chúng ta sẽ đối mặt với vấn đề giãn to lỗ chân lông. Do vậy dầu tiết ra nhiều hơn và khiến khuôn mặt mất đi tính thẩm mỹ.
- Chăm sóc da không đúng cách
Một số trường hợp da nhờn là do bạn đã làm sai cách chăm sóc da. Trước hết bạn cần phải phân biệt và xác định đúng mình thuộc nhóm da có tính chất như thế nào. Nếu bạn không xác định đúng loại da sẽ không thể chọn được kem dưỡng phù hợp.
Giả sử da bạn khô vào mùa đông thì cần được chú trọng chăm sóc tốt hơn vào mùa hè và mùa xuân. Bạn có thể sử dụng kèm theo một số sản phẩm tẩy dược tính nhẹ và dưỡng ẩm cho da. Khi đảm bảo bạn chăm sóc đúng cách da sẽ giảm bớt tình trạng kiềm dầu.
- Lạm dụng các sản phẩm chăm sóc da thái quá
Việc bạn tẩy tế bào chết cho da dầu ban đầu sẽ tạo cảm giác dễ chịu nhưng nếu lạm dụng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ. Có thể da bạn càng tiết dầu nhiều hơn sau khi bạn lạm dụng các sản phẩm đó. Chính vì vậy, chỉ nên rửa mặt 2 lần / ngày để đảm bảo dầu thừa được loại bỏ trên da.
Kem chống nắng có thể là một trong số những nguyên nhân dẫn đến khô da và phát tín hiệu tiết bã nhờn nhiều hơn. Do vậy bạn nên cân nhắc trước khi dùng kem chống nắng. Hiện nay các sản phẩm kem nền hay kem dưỡng ẩm đều chứa lượng kem chống nắng để hạn chế da ít nhờn
- Không sử dụng kem dưỡng ẩm
Sử dụng kem dưỡng ẩm không khiến da nhờn như bạn đang nghĩ. Nếu đang dùng một số loại thuốc như acid salicylic hay benzoyl peroxide hãy sử dụng thêm loại kem cấp ẩm để không bị khô da. Khi không sử dụng kem dưỡng ẩm bạn sẽ cảm thấy da khô rõ rệt.
Sau khi thực hiện tẩy da chết tại nhà bạn hãy thoa lên thêm một lớp kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da của mình. Kem dưỡng ẩm dạng nước khá nhẹ và hoạt động tốt trên da dầu bạn có thể yên tâm chọn lựa. Hơn nữa chú ý sản phẩm này phải được sử dụng ở bước cuối cùng sau khi dưỡng da hoàn thành. Một lưu ý khác cho bạn là lựa chọn đó là hãy tìm sản phẩm không chứa dầu và không gây mụn để thông thoáng lỗ chân lông.
2. Các bước chăm sóc tẩy da chết cho da dầu
Tẩy da chết như thế nào đúng cách để giảm dầu trên da? Bạn có thể tham khảo 4 bước sau để tẩy tế bào chết cho da dầu.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể hay vùng da cần làm sạch
Vệ sinh sạch sẽ da là bước đầu tiên cũng có vai trò quan trọng đối với quy trình chăm sóc da. Sáng sớm và buổi tối là thời điểm tốt nhất để loại bỏ dầu. Do sáng sớm thức dậy da sẽ bài tiết các chất cặn bã và chiều tối sau khi bạn kết thúc công việc trở về nhà da sẽ bám bụi bẩn. Nếu có thể thực hiện tẩy da chết vào 2 thời điểm này đồng thời sẽ ngăn ngừa tích tụ lỗ chân lông.
- Sử dụng toner
Toner là một bước không thể bỏ qua trong mọi chu kỳ chăm sóc da. Bạn hãy chú ý sử dụng một số loại toner có khả năng tẩy tế bào chết chứa acid salicylic, acid glycolic, acid lactic.
- Điều trị vấn đề dầu trên da
Ở bước này, bạn sẽ dựa theo tính chất của da để thực hiện điều trị. Bạn không nên quá lo lắng nếu da nhiều dầu vì nhờ đó sẽ hạn chế sự xuất hiện nếp nhăn so với làn da khô.
- Dưỡng ẩm da sau khi xong các bước trên
Dưỡng ẩm cho da là một bước quan trọng không thể bỏ qua để cải thiện vấn đề về da nhờn. Đồng thời cấp ẩm cho da sẽ làm giảm sự tiết bã nhờn và dầu.
Như vậy nếu bạn sở hữu làn da dầu hãy chú ý tẩy da chết mặt tại nhà hàng ngày để giảm mụn và kiểm soát tình trạng da. Đồng thời bạn cần chú ý lựa chọn sản phẩm chống nắng phù hợp thân thiện với da. Khi đã nắm rõ được quy trình chăm sóc da cùng cách tẩy da chết mặt tại nhà, bạn có thể bắt tay vào thực hiện để có được làn da rạng rỡ và hạn chế những khuyết điểm.
Khách hàng có thể thường xuyên truy cập website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để có thêm nhiều thông tin về cách chăm sóc da và sức khỏe được chia sẻ bởi các bác sĩ giàu chuyên môn tại bệnh viện.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com