Những lưu ý của điều trị nội tiết trong ung thư vú

Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị là các phương pháp điều trị ung thư vú phổ biến, tuy nhiên, điều trị nội tiết được biết đến là một phương pháp điều trị đích trong ung thư vú, là liệu pháp điều trị nhẹ nhàng và đem lại hiệu quả tốt đối với bệnh nhân ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính.

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nông Ngọc Sơn, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park

1. Điều trị nội tiết trong ung thư vú

Hormon là chất được tiết ra bởi một hoặc nhiều tế bào trong cơ thể, có chức năng như “người truyền tin” trong cơ thể. Chúng gửi các tín hiệu từ các tế bào, cơ quan này đến các mô, cơ quan khác thông qua đường máu để thực hiện các chức năng tại cơ quan tiếp nhận đó.

Estrogen và progesterone là hormone được sản xuất bởi buồng trứng ở các phụ nữ chưa mãn kinh và một vài mô khác bao gồm mỡ, da ở phụ nữ đã mãn kinh hay nam giới. Hai loại hormon này giúp duy trì các đặc tính đặc trưng ở nữ giới và sự phát triển của xương. Ngoài ra, nó còn kích thích sự hình thành và phát triển một số loại ung thư vú, hay còn gọi là ung thư vú nhạy cảm với hormone.

Liệu pháp hormon (còn gọi là liệu pháp nội tiết tố, điều trị nội tiết tố, hoặc điều trị nội tiết) là phương pháp điều trị với mục đích làm chậm hoặc ngừng sự tăng trưởng của các khối u nhạy cảm nội tiết tố bằng cách ngăn chặn khả năng của cơ thể để sản xuất kích thích tố hoặc bằng cách can thiệp hoạt động của hormone. Những khối u mà không nhạy cảm với hormone thì không đáp ứng với điều trị nội tiết tố. Liệu pháp hormon cho bệnh ung thư vú không giống như điều trị mãn kinh hormone hay nữ giới dùng liệu pháp hormon, trong đó kích thích tố được đưa ra để làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.

Các bác sĩ sẽ đánh giá khối u của bạn bằng biện pháp sinh thiết hoặc làm xét nghiệm sau khi khối u bị lấy bỏ bởi phẫu thuật. Các khối u được coi là nhạy với điều trị nội tiết khi trên bề mặt tế bào ung thư có các thụ thể estrogen (ER (i a) dương tính) hay thụ thể progesteron (pờ rô gét tơ rôn) (PR dương tính - pi a dương tính).


Điều trị nội tiết trong ung thư vú và những điều cần biết
Điều trị nội tiết trong ung thư vú và những điều cần biết

2. Biện pháp điều trị nội tiết đối với các ung thư vú nhạy cảm nội tiết

Có nhiều biện pháp điều trị nội tiết đối với các ung thư vú nhạy cảm nội tiết như:

  • Ức chế buồng trứng: buồng trứng là nơi sản xuất estrogen chủ yếu ở các phụ nữ chưa mãn kinh. Vì vậy, ức chế chức năng buồng trứng giúp làm giảm lượng hormon trong cơ thể từ đó ngăn chặn sự phát triển của các khối u vú. Có nhiều biện pháp ức chế buồng trứng như cắt buồng trứng bằng phẫu thuật hoặc xạ trị hay bằng thuốc đồng vận GnRH (gonadotropin-releasing hormone). Các thuốc đồng vận này ngăn chặn tín hiệu từ vùng dưới đồi đến kích thích buồng trứng sản sinh estrogen.
  • Làm giảm sản xuất estrogen: các thuốc ức chế aromatase – một enzym giúp tạo ra estrogen từ các mô khác trong cơ thể. Các thuốc này thường được sử dụng với các bệnh nhân đã mãn kinh vì buồng trứng của bệnh nhân này không còn sản xuất estrogen nhưng sản xuất ra một lượng lớn aromatase, do đó làm tăng đáp ứng với thuốc. Tuy nhiên, thuốc ức chế aromatase cũng có thể dùng đối với các phụ nữ tiền mãn kinh nếu họ được sử dụng các biện pháp ức chế buồng trứng khác kèm theo.

3. Ngăn tác dụng của estrogen

Thuốc điều biến chọn lọc thụ thể estrogen, các thuốc này gắn cạnh tranh với thụ thể estrogen, ngăn tác động của hormon estrogen lên các tế bào.

Các thuốc khác: như fulvestrant, làm giảm tác dụng của estrogen theo cơ chế khác.

Liệu pháp điều trị nội tiết thường được chỉ định trong các trường hợp:

  • Điều trị bổ trợ đối với ung thư vú giai đoạn sớm: Sử dụng thuốc nội tiết ít nhất 5 năm đối với các bệnh nhân ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính ở giai đoạn sớm đã phẫu thuật giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát ung thư vú
  • Điều trị ung thư vú giai đoạn tiến triển hoặc di căn
  • Điều trị tân bổ trợ ung thư vú: mục đích là nhằm giảm kích thước u, tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú triệt căn hay phẫu thuật bảo tồn vú

Khi điều trị ung thư vú bằng liệu pháp điều trị nội tiết, người bệnh sẽ gặp một số phản ứng phụ không mong muốn như:

  • Bốc hỏa
  • Đổ mồ hôi về đêm
  • Khô âm đạo
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt đối với các bệnh nhân chưa mãn kinh
  • Sử dụng tamoxifen làm tăng nguy cơ tạo các cục máu đông, tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung hay loãng xương

Cần tránh sử dụng tamoxifen cùng với các thuốc chống đông máu

Trên đây là những lưu ý của điều trị nội tiết trong ung thư vú, bệnh nhân có thể tham khảo để hiểu thêm về quá trình điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe