Những “kẻ giết người” hàng đầu: Đa nhiệm, Chán nản, Mệt mỏi

Làm nhiều việc cùng một lúc trong một khoảng thời gian nhất định, các nhà nghiên cứu gọi khả năng này dưới một tên khác đó là: đa nhiệm mãn tính (Chronic multitasking). Người thường xuyên làm việc kiểu “đa tác vụ” như thế có thể làm giảm năng suất công việc. Vì bộ não sẽ bị quá tải.

Để giúp cho sự tập trung, các chuyên gia cho biết trước tiên cần xác định điều gì đang làm bạn trật đường ray. Dưới đây là những “kẻ giết người” phổ biến hàng đầu:

1. Tìm hiểu về đa nhiệm ( Multitasking)

Đa nhiệm có thể gây ra những hậu quả lâu dài ảnh hưởng đến chức năng não bộ, giảm khả năng tập trung, trí nhớ và làm giảm cả khả năng chuyển đổi giữa các công việc khác nhau. Hai nhiệm vụ cùng một lúc là giới hạn mà con người có thể gánh được.

“Những người làm nhiều việc cùng lúc dường như nghĩ rằng họ đang làm được nhiều thứ, nhưng thực ra chúng làm mất nhiều tác vụ hơn việc dành toàn bộ tập trung cho một thứ trong một khoảng thời gian”. Theo nhà tâm lý học Lucy Jo Palladino, Tiến sĩ, tác giả của “Tìm kiếm khoảng chú ý: Hiệu quả kế hoạch mới để đánh bại sự phân tâm và quá tải”.

Nhiều nghiên cứu cho thấy sẽ mất thời gian mỗi khi chuyển sự tập trung từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Kết quả cuối cùng là thực hiện ba công việc đồng thời thường mất nhiều thời gian hơn so với thực hiện chúng lần lượt.

Giải pháp, bất cứ khi nào có thể hãy dành sự tập trung cho từng công việc, đặc biệt nếu đang làm một nhiệm vụ quan trọng hoặc có mức độ ưu tiên cao. Dành kỹ năng đa nhiệm cho những công việc không quan trọng hoặc đòi hỏi cao – Có thể sẽ không gây hại gì khi thu dọn bàn làm việc trong khi nói chuyện điện thoại.

2. Tìm hiểu về chán nản ( Boredom)

Những công việc buồn tẻ có thể làm mất dần sự tập trung và dễ bị xao nhãng. Những thứ nhàm chán có thể đốt cháy thời gian tập trung của bạn trong vài phút. Điện thoại, Internet, thậm chí cả việc phủ bụi không gian làm việc có vẻ hấp dẫn nếu cảm thấy chán nản.

Tự thỏa thuận với bản thân: Nếu tiếp tục công việc trong một khoảng thời gian nhất định, sẽ có 10 phút giải lao. Tự thưởng cho mình một ly cà phê, một món ăn nhẹ yêu thích hoặc đi dạo bên ngoài. Các nhiệm vụ nhàm chán sẽ dễ dàng hoàn thành hơn khi có điều gì đó để mong đợi. Như vậy, chán nản là trường hợp mà đa nhiệm có thể có lợi cho công việc.


Mọi việc đều không hiệu quả khi bản thân bạn cảm thấy chán nản
Mọi việc đều không hiệu quả khi bản thân bạn cảm thấy chán nản

3. Phân tâm (Mental Distractrions)

Khó để tập trung vào công việc trước mắt nếu lo lắng về những việc lặt vặt hoặc việc nhà phải hoàn thành. Hoặc bị cuốn vào một cuộc trò chuyện ngày hôm qua trong tâm trí. Suy nghĩ dai dẳng dưới bất kỳ hình thức nào là một sự phân tâm mạnh mẽ.

Nhà nghiên cứu cho rằng: Những loại hình phân tâm – là những suy nghĩ trong đầu – “ chúng có nhiều năng lực hơn chúng ta”

Cách để ngăn những suy nghĩ dai dẳng là nhanh chóng viết chúng ra giấy, lập danh sách các công việc lặt vặt, việc nhà hoặc các công việc phải làm hoặc trút bỏ những thất vọng vào nhật ký.

4. Gián đoạn điện tử ( Electronic Interruptions)

Thật dễ dàng để kết nối với bạn bè và ngắt kết nối với công việc nhiều lần trong một giờ. Mọi cập nhật trạng thái trên ứng dụng mạng xã hội đều tạo ra luồng suy nghĩ mới làm gián đoạn công việc. Quá tải email, mặc dù nhiều email liên quan đến công việc nhưng chúng vẫn được coi là những thứ gây xao nhãng khỏi công việc đang làm dở. Sẽ không đạt được nhiều tiến độ nếu liên tục dừng công việc đang làm để trả lời mọi tin nhắn email.

Các chuyên gia nói: “ Thật dễ để rơi vào tình trạng trợ giúp và tiếp tay cho sự phân tâm bởi việc kiểm tra email mọi lúc”. “ Nếu đang cố tập trung, bạn có thể mất dòng suy nghĩ mỗi khi nghe tiếng tin nhắn có thư đến”.

Tiết kiệm thời gian khi tập trung vào công việc mà không bị gián đoạn điện tử bằng cách dành ra thời gian kiểm tra hộp thư vào thời điểm đã định mỗi ngày, và tắt hộp thư lúc nghỉ ngơi.

Thay đổi vị trí cũng có thể hữu ích. Mang máy tính xách tay đến nơi không có mạng để vào trình duyệt web trong một vài giờ.

Nhạc chuông điện thoại có lẽ còn gây rối hơn tiếng “ting” của email. Là âm thanh mà ít người trong chúng ta có thể bỏ qua. Việc nhận cuộc gọi nhưng chỉ khiến mất thời gian mà còn có thể cắt đứt động lực trong công việc đang thực hiện. Đặt ID người gọi hoặc chuyển nó vào hộp thư thoại nếu nghi ngờ cuộc gọi không khẩn cấp hoặc tắt chuông điện thoại nếu đang làm công việc đặc biệt quan trọng, chọn thời gian cụ thể để kiểm tra hộp thư thoại.

5. Mệt mỏi ( Fatigue)

Mệt mỏi có thể khiến khó tập trung, ngay cả khi có ít sự phân tâm. Nhiều nghiên cứu cho thấy mất ngủ làm giảm khả năng tập trung, trí nhớ ngắn hạn, và các chức năng tâm thần khác. Nhu cầu về giấc ngủ khác nhau nhưng hầu hết người lớn thích hợp nhất với giấc ngủ từ 7 – 9 giờ mỗi đêm. Ngủ ít nhất 7 giờ giúp cải thiện sự tập trung trong ngày.

Ngoài ra, lên lịch cho các công việc cần sự tập trung hơn vào những thời điểm trong ngày mà bản thân thấy tỉnh táo nhất. Chú ý đến nhịp sinh học của chính mình và tìm hiểu thời điểm nào trong ngày bản thân làm việc hiệu quả nhất.

6. Tác dụng phụ của thuốc ( Drug Side Effects)

Sự tập trung gây cản trở công việc cơ quan hay ở nhà hoặc cơ thể có các triệu chứng: tăng cân, mất ngủ. Kém tập trung có thể xuất phát từ những bệnh: Tăng động giảm chú ý (ADHD), ngưng thở khi ngủ, Trầm cảm, Thiếu máu, Bệnh lý tuyến giáp. Một số loại thuốc điều trị trầm cảm, động kinh, nhiễm trùng cũng có tác dụng phụ làm mất khả năng tập trung. Hãy đến gặp bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc chuyển sang một loại thuốc khác, đừng ngừng thuốc trừ khi có yêu cầu bác sĩ.


Tác dụng phụ của thuốc cũng có thể khiến bạn thấy chán nản mệt mỏi
Tác dụng phụ của thuốc cũng có thể khiến bạn thấy chán nản mệt mỏi

7. Căng thẳng (Stress)

Căng thẳng gây ra tác hại đáng kể cho cơ thể: có thể bị mỏi vai, đau đầu, tim đập nhanh, tất cả đều có thể làm giảm khả năng tập trung. Nếu căng thẳng về vấn đề nào đó, hãy dành thời gian để nói về nó với người tin tưởng.

Các chuyên gia cho rằng: “ Có một người lắng nghe tích cực và ủng hộ, có thể giúp giảm bớt phần căng thẳng đang nảy sinh trong đầu”. Thiền cũng có thể hữu ích. “Khi thiền, bạn học cách quản lý những suy nghĩ xao nhãng để chúng không thu hút sự chú ý quá mạnh. Khám phá ra cách làm sao để tập trung lại sự chú ý và đưa về sự tập trung mình muốn”.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia một khóa thiền 8 tuần đã cải thiện khả năng tập trung chú ý của họ.

8. Đói (Hunger)

Bộ não không thể tập trung nếu thiếu năng lượng. Vì vậy bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng là một kẻ huỷ hoại sự tập trung hàng đầu. Nghiên cứu chỉ ra trí nhớ ngắn hạn và sự tập trung bị ảnh hưởng. Hãy kiềm chế cơn đói và cung cấp cho não bộ nguồn năng lượng ổn định bằng những thói quen: Ăn sáng (đồ ăn giàu Protein: pho mai, các loại hạt), bỏ qua Cacbon đơn giản (đồ ngọt, mì sợi).

Khi nhận ra được vấn đề gây ảnh hưởng tới tâm trạng và sức khỏe, bạn nên học cách điều chỉnh để cân bằng cuộc sống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe