Những điều cần biết về vỡ tinh hoàn

Tinh hoàn ở nam giới là tuyến sinh sản được bao bọc bởi hai lớp mô sợi dai, còn gọi là bìu. Mặc dù đã có lớp bảo vệ, nhưng tinh hoàn bị vỡ là sự việc không hiếm gặp, đặc biệt là trong trường hợp chấn thương nặng. Vậy vỡ tinh hoàn đem lại những nguy hiểm gì đối với nam giới?

1. Tinh hoàn bị vỡ có dấu hiệu gì?

Các chấn thương ở tinh hoàn, đặc biệt là vỡ tinh hoàn, đều sẽ gây ra những cơn đau dữ dội ở phần bìu, đôi khi có cảm giác đau ở bụng.

Ngoài ra, bị vỡ tinh hoàn còn có thể được phát hiện qua các triệu chứng như:

  • Buồn nôn.
  • Bìu bầm tím, đổi màu.
  • Sưng bìu.
  • Đi tiểu ra máu và đau khi tiểu.
  • Sốt.

Đặc biệt, biểu hiện bìu sưng bầm hoặc sưng tấy là dấu hiệu rất rõ của tình trạng tinh hoàn bị vỡ.

2. Nguyên nhân nào gây ra vỡ tinh hoàn ở nam giới?

Tình trạng vỡ tinh hoàn thường do chấn thương hoặc tác động lực mạnh vào bìu. Theo một nghiên cứu vào năm 2018, các nhà khoa học nhận thấy rằng phần lớn vết thương ở bìu là hậu quả từ các loại vũ khí, vật dụng nặng. Tuy nhiên, các chấn thương trong thể thao cũng có thể gây bầm tím và vỡ tinh hoàn. Một số ít trường hợp, khi bìu phải chịu tác động từ một cú đá mạnh hoặc đập xuống bề mặt cứng (khi bị ngã) cũng gây ra tình trạng này.

3. Chẩn đoán tình trạng vỡ tinh hoàn

Để xác định bệnh nhân có bị vỡ tinh hoàn hay không, trước hết, các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, bao gồm:

  • Chấn thương xảy ra khi nào, xảy ra như thế nào?
  • Bệnh nhân có cảm giác gì sau chấn thương?
  • Cảm giác hiện tại của bệnh nhân?
  • Các vấn đề liên quan tới dương vật, bìu hoặc tinh hoàn trước đó...

Những câu hỏi này có thể gây bối rối cho nhiều bệnh nhân, tuy nhiên, chấn thương hay sự cố là điều không ai mong muốn. Vì vậy, bạn cần phải trung thực trả lời các câu hỏi mà bác sĩ đưa ra để tiện cho công tác chẩn đoán.

Sau khi kiểm tra tình trạng tổn thương, bạn có thể cần thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Siêu âm: Tạo ra hình ảnh của tinh hoàn và các mô khác để thuận tiện cho việc quan sát.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Tạo ra hình ảnh chi tiết hơn về cấu trúc của tinh hoàn và các bộ phận khác bên trong bìu, thuận lợi để phát hiện điểm chấn thương.
  • Giải phẫu thăm dò: Ở một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường nhỏ ở bìu để quan sát bên trong, xác định cấu trúc nào bị tổn thương và nếu cần thiết, sẽ điều trị tổn thương đó khi phẫu thuật.

Bác sĩ có thể thực hiện siêu âm giúp chẩn đoán tinh hoàn bị vỡ
Bác sĩ có thể thực hiện siêu âm giúp chẩn đoán tinh hoàn bị vỡ

4. Vỡ tinh hoàn có chữa được không?

Câu trả lời hoàn toàn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương tinh hoàn. Theo đó, 90% tinh hoàn bị vỡ có thể được điều trị thành công bằng phẫu thuật trong vòng 72 giờ. Tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 45% sau giai đoạn này.

Vỡ tinh hoàn có chết không? Mặc dù vỡ tinh hoàn không gây tử vong, nhưng đem lại nhiều hậu quả sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là mất khả năng tình dục và vô sinh. Cùng với đó, khi tình trạng vỡ tinh hoàn kéo dài, mô bị tổn thương có khả năng hoại tử.

5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Không phải mọi trường hợp đau tinh hoàn đều cần đến sự hỗ trợ y tế. Nếu bạn có thể tự giảm cơn đau tại nhà bằng một số biện pháp như:

Tuy nhiên, nếu như cơn đau của bạn vô cùng dữ dội, vùng bìu sưng tấy và có máu trong nước tiểu, tình trạng này là dấu hiệu cho thấy tinh hoàn của bạn đang gặp vấn đề. Nếu như không phải vỡ tinh hoàn, bạn cũng có thể bị xoắn tinh hoàn hoặc các chấn thương nguy hiểm khác. Vì vậy, hãy tìm gặp bác sĩ để có sự hỗ trợ kịp thời nhất.

6. Điều trị tinh hoàn bị vỡ như thế nào?

Khi xác định bệnh nhân bị vỡ tinh hoàn, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, quy mô phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương và khả năng chữa lành mô.

Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, bác sĩ có thể phải cắt bỏ tinh hoàn.

Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân cần được siêu âm lại để đảm bảo vết thương đã lành, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.


Một số trường hợp cần cắt bỏ khi vỡ tinh hoàn
Một số trường hợp cần cắt bỏ khi vỡ tinh hoàn

7. Một số chấn thương tinh hoàn nguy hiểm khác

Trong trường hợp bạn bị đau và sưng bìu nhưng không gặp phải chấn thương nào, bạn có thể đang mắc phải những vấn đề sau đây:

  • Viêm mào tinh hoàn: Gây ra bởi nhiễm trùng lây qua đường tình dục, bao gồm triệu chứng đau, sưng và đỏ bìu.
  • Hydrocele: Hiện tượng chất lỏng tích tụ bên trong bìu gây sưng và đau.
  • Viêm tinh hoàn: Do nhiễm trùng hoặc do virus.
  • Varicocele: Một hoặc một vài tĩnh mạch trong bìu căng thẳng và giãn nở lớn, còn gọi là giãn tĩnh mạch thừng tinh.
  • Ung thư tinh hoàn: Mặc dù ung thư tinh hoàn không gây đau đớn, nhưng có thể có triệu chứng to tinh hoàn, tinh hoàn căng cứng. Hãy lưu ý khi thấy dấu hiệu này.

Như vậy, tình trạng vỡ tinh hoàn có thể đem lại nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản của nam giới. Việc điều trị phụ thuộc vào tình trạng chấn thương của bệnh nhân. Do đó, bạn cần có phương pháp bảo vệ và ngăn ngừa, hạn chế tối đa các chấn thương xảy đến tại vùng nhạy cảm này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com, en.wikipedia.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe