Tràn dịch màng tinh hoàn không phải là bệnh nam khoa hiếm gặp, căn bệnh này có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới. Việc phát hiện sớm và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Có hai loại tràn dịch tinh hoàn thường gặp đó là tràn dịch tinh hoàn không giao tiếp và tràn dịch tinh hoàn giao tiếp.
1. Tràn dịch màng tinh hoàn
Tràn dịch tinh hoàn là tình trạng tụ dịch ở một hoặc cả hai bìu. Bị tràn dịch tinh hoàn hầu như sẽ chỉ xảy ra tại một bên, thế nhưng có đôi khi xảy ra ở cả 2 bên của tinh hoàn, khiến tinh hoàn sưng lên hoặc bị to bất thường.
2. Phân loại tràn dịch tinh hoàn
Có hai loại tràn dịch tinh hoàn thường gặp đó là tràn dịch tinh hoàn không giao tiếp và tràn dịch tinh hoàn giao tiếp.
2.1 Tràn dịch tinh hoàn không giao tiếp
Túi chứa tinh hoàn vẫn đóng như bình thường, nhưng cơ thể không hấp thu chất dinh dưỡng bên trong và khiến kích thước túi dịch không giảm dần.
2.2 Tràn dịch tinh hoàn giao tiếp
Túi chứa tinh hoàn không đóng lại dẫn đến chất lỏng có thể đi vào hoặc đi ra.Có thể nhận thấy trẻ bị sưng bìu vào ban ngày khi bé đứng hoặc ngồi nhưng vết sưng có thể giảm đi khi bé nằm ngủ vào ban đêm.
3. Triệu chứng của tràn dịch tinh hoàn
Khi thấy khu vực vùng bẹn của mình bị đau đớn dữ dội, có lúc lại đau quặn thành từng cơn. Một hoặc hai bên tinh hoàn bị sưng, phình to và sa xuống. Phần đầu da bìu căng bóng, phần tinh hoàn bị đẩy xuống dưới. Đây là một hiện tượng nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ sinh sản lẫn đời sống của nam giới.
4. Chẩn đoán tràn dịch tinh hoàn
Đầu tiên, bác sĩ tiến hành khám bộ phận tinh hoàn. Đèn được soi qua bìu giúp việc chẩn đoán bệnh tràn dịch tinh hoàn chính xác hơn. Nếu lượng dịch tràn lớn, bác sĩ nếu không thể thực hiện khám bằng đèn soi thì sẽ được lưu dẫn dịch ra ngoài bằng tiêm, loại bỏ chất lỏng ra ngoài, việc thăm khám sẽ dễ hơn.
Xét nghiệm siêu âm bộ phận tinh hoàn làm cho việc kiểm tra tình trạng tinh hoàn dễ hơn, đảm bảo sẽ không xảy ra nguyên nhân ngoài ý muốn.
5. Điều trị tràn dịch màng tinh hoàn
5.1 Khỏi tự nhiên
Ở trẻ sơ sinh bị tràn dịch tinh hoàn có thể biến mất tự động trong thời gian khoảng tầm một năm, cũng không cần phương pháp điều trị gì. Tràn dịch tinh hoàn ở người lớn thường sẽ tự khỏi khoảng trong sáu tháng.
5.2 Dẫn lưu lượng dịch trong màng tinh hoàn
Lượng dịch tràn trong màng của tinh hoàn được thông dẫn ra ngoài dễ dàng chỉ bằng ống tiêm. Thế nhưng, dịch tràn có thể sẽ quay lại vài tháng ngay sau đó. Phương pháp dẫn lưu lượng dịch trong màng tinh phù hợp hơn nếu cơ thể không đáp ứng được phẫu thuật hay bạn không muốn tiến hành.
5.3 Liệu pháp xơ hóa
Đây là còn gọi là đưa một lượng chất ngăn cản tràn dịch tinh hoàn trở lại ngay sau thời điểm dẫn dịch trong màng tinh. Phương pháp này không phải là phổ biến thế nhưng áp dụng được đối với một số cá nhân không đáp ứng phẫu thuật.
5.4 Phẫu thuật
Ở trẻ nhỏ, nếu túi dịch trong bìu quá lớn hoặc không được cải thiện nhỏ dần đi theo thời gian, một số trường hợp phải cần đến phẫu thuật. Ở người lớn, các biện pháp phẫu thuật được thực hiện khi thuộc loại tràn dịch giao tiếp có khả năng dẫn đến thoát vị bẹn.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, khi thực hiện phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn, các bác sĩ sẽ kết hợp kỹ thuật gây tê khoang cùng hay còn gọi là gây tê ngoài màng cứng qua khe xương cùng.
Thuốc tê khiến phong bế với những rễ dây thần kinh thuộc tủy sống ngụ tại khoang cứng và gây tê cho những vùng chi phối; đồng thời, làm giảm đau cho bộ phận tinh hoàn trong quá trình thực hiện và sau khi mổ, kỹ thuật này can thiệp hầu hết phần bụng dưới cũng như chi dưới. Kỹ thuật gây tê khoang cùng được chỉ định thực hiện trong phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ, những trẻ dưới 20kg. .
Bên cạnh đó, kỹ thuật gây tê khoang vùng được thực hiện bởi một đội ngũ y bác sĩ uy tín, có kinh nghiệm lâu năm như:
Bác sĩ chuyên khoa I Lê Trọng Bình - Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Bình từng được đào tạo chuyên sâu về Chuyên khoa Gây mê -Hồi sức tại Universite de Descartes, Claude Bernard - Pháp và The university of Sydney - Australia
Bác sĩ chuyên khoa I Trần thị Ngát - Bác sĩ gây mê Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, với kinh nghiệm 15 năm làm bác sĩ Gây mê hồi sức.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02363711111 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.