Những điều cần biết trước khi ghép gan - Điều trị ung thư gan

Bài viết được viết bởi các bác sĩ khoa Nội ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Hiện nhu cầu ghép gan ở Việt Nam rất lớn và đang gia tăng nhanh chóng, ước tính có khoảng 1.500 người đang chờ ghép gan. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm cũng như sở hữu các trang thiết bị y tế hiện đại, các bác sĩ làm việc tại khoa Nội ung bướu bệnh viện Vinmec Times City sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp này tại bài viết dưới đây.

1. Để tiến hành ghép gan, người bệnh cần yêu cầu gì?

1.1 Các thăm khám, xét nghiệm bắt buộc

Nếu người bệnh thể trạng yếu, bác sĩ có thể yêu cầu nhập viện để theo dõi. Người bệnh sẽ được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, xem xét các yếu tố:

  • Tình trạng sức khoẻ và các loại thuốc đang uống
  • Thói quen sinh hoạt (ví dụ: uống rượu, dùng chất kích thích hoặc hút thuốc)
  • Các thành viên trong gia đình và hệ thống hỗ trợ

1.2 Các điều kiện để tiến hành ghép gan

Không phải bất kỳ người bệnh nào đến trung tâm ghép gan cũng đều có thể tiến hành ghép. Người bệnh sẽ được đánh giá một số điều kiện nhất định:

  • Có bệnh gan nặng mà chữa bằng những phương pháp khác không hiệu quả
  • Không mắc các bệnh tim hoặc phổi nghiêm trọng, ví dụ như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Trong vòng 5 năm vừa qua và hiện tại cũng không bị ung thư
  • Không uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích
  • Sẵn sàng với việc uống thuốc suốt đời sau khi phẫu thuật
  • Nếu người bệnh đáp ứng được đủ các điều kiện trên thì sẽ được đưa vào danh sách chờ gan.

1.3. Bệnh nhân được hiến gan từ ai?

Phần lớn người ghép gan đang được hiến gan từ người thân, bạn bè.

Ví dụ: bố mẹ có thể cho một phần gan của mình để ghép cho con. Sau khi phẫu thuật, người cho và người nhận gan đều phải được theo dõi sức khỏe vài ngày trước khi về nhà. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm định kỳ để chắc chắn rằng gan mới hoạt động tốt. Người được ghép gan sẽ phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời, giúp hệ miễn dịch chấp nhận lá gan mới. Thông thường, hệ thống miễn dịch giúp con người khỏe mạnh bằng việc tấn công các vật thể xâm nhập từ ngoài vào, tránh xảy ra việc đào thải lá gan mới.


Phần lớn người ghép gan đang được hiến gan từ người thân, bạn bè
Phần lớn người ghép gan đang được hiến gan từ người thân, bạn bè

2. Những vấn đề thường có sau khi ghép gan

Phần lớn người ghép gan phục hồi sau phẫu thuật, có thể đi làm và sinh hoạt bình thường. Nhưng cũng có một số khác có những vấn đề ngay sau phẫu thuật hoặc sau một vài năm:

  • Đào thải lá gan mới: Một số bệnh nhân mặc dù đã uống thuốc chống đào thải, cơ thể vẫn không tiếp nhận lá gan mới.
  • Bệnh gan tái phát: Có một số bệnh gan có thể tái phát sau cấy ghép.
  • Tác dụng phụ của thuốc chống đào thải: Thuốc có tác dụng phụ trong thời gian ngắn. Ví dụ, thuốc làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Thuốc cũng có những tác dụng phụ lâu dài. Ví dụ, thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc phải của một số loại ung thư.

3. Sau khi ghép gan người bệnh cần làm gì?

Sau điều trị bệnh nhân sẽ được tái khám, làm xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh thường xuyên để chắc chắn là không mắc ung thư trở lại. Người bệnh nên chủ động theo dõi các triệu chứng ung thư gan kể trên. Nếu xuất hiện bất kể triệu chứng nào thì đấy có thể dấu hiệu của ung thư tái phát. Nếu như ung thư tái phát hoặc di căn thì bác sĩ sẽ tiếp tục tư vấn các phương án điều trị.

Lưu ý:

Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ về việc tái khám và chẩn đoán. Với những bệnh nhân ung thư gan, đặc biệt những người đã mắc bệnh gan mãn tính, phải hạn chế rượu và chất kích thích vì các chất này rất có hại cho gan.

Nếu ung thư tái phát hoặc di căn, bác sĩ sẽ tiếp tục tư vấn các phương án điều trị phù hợp. Luôn luôn trao đổi với bác sĩ và điều dưỡng trong quá trình chữa trị. Bất cứ khi nào được đề nghị điều trị, người bệnh nên hỏi:

  • Lợi ích của phương pháp điều trị là gì?
  • Có giúp tôi sống lâu hơn không?
  • Có làm hạn chế hoặc ngăn ngừa triệu chứng của bệnh không?
  • Điều trị này có hại gì hay không?
  • Có phác đồ điều trị nào khác ngoài cách điều trị này không?
  • Nếu không điều trị thì có sao không?

Bệnh nhân luôn luôn cần trao đổi với bác sĩ và điều dưỡng trong quá trình chữa trị. Bất cứ khi nào được đề nghị điều trị
Bệnh nhân luôn luôn cần trao đổi với bác sĩ và điều dưỡng trong quá trình chữa trị. Bất cứ khi nào được đề nghị điều trị

Cho đến nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam ghép gan từ người cho sống và thực hiện thành công một trong những ca ghép gan cấp đầu tiên trên cả nước. Việc Vinmec làm chủ được ghép gan - kỹ thuật khó nhất trong lĩnh vực ghép tạng đã mở thêm hy vọng và lựa chọn mới cho người bệnh có chỉ định điều trị bằng phương pháp này


Vinmec Times City là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam ghép gan từ người cho sống và thực hiện thành công một trong những ca ghép gan cấp đầu tiên trên cả nước
Vinmec Times City là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Việt Nam ghép gan từ người cho sống và thực hiện thành công một trong những ca ghép gan cấp đầu tiên trên cả nước

Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có cho mình những kiến thức cần thiết về phương pháp ghép gan điều trị ung thư gan. Tùy từng trường hợp bệnh, diễn biến và nhu cầu điều trị - chăm sóc cá nhân, Quý khách hàng vui lòng đặt hẹn trên website để được phục vụ.

Trong tháng 4 & 5/2021, khi có nhu cầu khám và điều trị Ung thư gan tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Central Park, quý khách hàng sẽ được hưởng ưu đãi kép:

- Miễn phí khám chuyên khoa và miễn phí xét nghiệm, chụp chiếu

-Giảm 50% chi phí đối với khách hàng có chỉ định điều trị sau khám. Chương trình áp dụng giới hạn cho kỹ thuật tương ứng từng bệnh viện và cho khách hàng lần đầu thực hiện kỹ thuật điều trị này tại Vinmec.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán ung thư gan

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ghép gan

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02836221166 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe