Răng số 4 là răng tiền hàm, được chỉ định nhổ trong nhiều trường hợp khác nhau. Vậy khi nào nên nhổ răng số 4? Nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì không?
1. Răng số 4 là răng nào, có vai trò gì?
Răng số 4 chính là chiếc răng cối nhỏ thứ nhất trên cung hàm, gọi là răng tiền hàm hay răng cối. Răng số 4 gồm tổng cộng có 4 chiếc, chia đều cho 4 vùng trên vùng xương hàm. Loại răng này thông thường mang hình dáng một ngọn giáo, mũ răng dày, nhọn và dài, xung quanh các mặt đều rất sắc. Chúng có vai trò quan trọng trong việc ăn nhai như cắn xé và nghiền nát thức ăn.
Cũng như những chiếc răng khác, răng số 4 cũng có 1 chân răng và các bộ phận như: phần thân răng, cổ răng và chân răng. Còn về mặt cấu trúc răng bên trong gồm các bộ phận: men răng, ngà răng và tủy răng.
Vai trò của răng số 4
Thông thường, con người có 2 bộ răng là răng sữa khi còn bé và thay thành bộ răng trưởng thành khi lớn lên. Trong từng bộ răng, răng số 4 đóng vai trò khác nhau. Cụ thể:
Răng số 4 trong bộ răng sữa đóng vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn. Ngoài ra, chiếc răng này cũng giúp giữ khoảng cách cho răng vĩnh viễn, hỗ trợ tốt cho việc phát âm và cải thiện tính thẩm mỹ.
Còn chức năng của răng số 4 trong bộ răng trưởng thành, các răng số 4 cùng với răng số 5 đảm nhiệm việc ăn xé thức ăn là chính. Đồng thời, chúng cũng đóng vai trò phát âm tốt hơn và nâng cao thẩm mỹ cho hàm răng.
3. Có nên nhổ răng số 4 không?
Răng số 4 có thay không? Răng số 4 trong vòng đời của mình sẽ có 1 lần thay răng, đó là giai đoạn con người từ khi còn bé cho đến lúc trưởng thành. Nhiều người thắc mắc chúng có chức năng quan trọng vậy tại sao phải nhổ? Có nên thay răng số 4 không? Trên thực tế, trong lĩnh vực nha khoa, các bác sĩ luôn thực hiện nguyên tắc bảo tồn răng thật tối đa. Và, răng số 4 không phải là chiếc răng bắt buộc phải nhổ hay thay. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp được khuyến khích phải nhổ bỏ như:
- Răng bị bệnh sâu răng, viêm tủy nặng và đã gây tổn thương và nhiễm trùng nặng nề.
- Răng mọc chen chúc, mọc đè lên nhau, khấp khểnh và lệch lạc nhiều do cung hàm hẹp. Nhổ răng số 4 để niềng răng, tạo khoảng trống cho các răng còn lại dịch chuyển theo đúng như mong muốn. Đây là phương pháp khá phổ biến trong việc chỉnh nha.
- Răng số 4 bị chấn thương, gãy, vỡ làm lộ tủy không thể giữ lại.
4. Nhổ răng số 4 có nguy hiểm không
Trước khi đưa ra quyết định có nhổ răng hay không, bác sĩ sẽ phải xem xét và kiểm tra thật kỹ tình trạng răng miệng qua hình ảnh chụp X-quang răng để có thể đưa ra giải pháp tốt nhất.
Với trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính thì cần thông báo cho bác sĩ trước khi nhổ để có phương hướng thay thế an toàn hơn. Hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt cũng không nên nhổ răng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Với thắc mắc nhổ răng số 4 có nguy hiểm không, bạn hoàn toàn có thể an tâm bởi răng này thường có kích thước khá nhỏ và cũng không nằm ở vị trí phức tạp như răng số 8 nên việc nhổ bỏ hoàn toàn không có bất cứ nguy hiểm nào. Ngoài ra, trước khi nhổ răng thì bác sĩ sẽ gây tê nên trong quá trình thực hiện bạn sẽ gần như không có bất cứ cảm giác gì.
Nhổ răng số 4 có đau không? Nhổ răng số 4 được đánh giá không phải là một thủ thuật phức tạp. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn nhổ răng ở các cơ sở nha khoa không uy tín thì có nguy cơ gặp phải như:
- Bị mất máu nhiều.
- Nhiễm trùng nặng.
- Gây xâm lấn, ảnh hưởng đến những răng bên cạnh.
- Sức khỏe không được cơ sở nha khoa đảm bảo trách nhiệm.
Chính vì vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như: Cơ sở y tế, tay nghề bác sĩ, hệ thống trang thiết bị tân tiến, phương pháp nhổ răng....thì việc nhổ răng sẽ diễn ra nhẹ nhàng và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.
5. Lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ sau khi nhổ răng
Mặc dù nhổ răng số 4 chỉ là tiểu phẫu và tương đối an toàn, tuy nhiên thì bất cứ điều trị xâm lấn nào trong nha khoa cũng tiềm ẩn những nguy cơ có thể xảy ra. Do đó, để đảm bảo an toàn nhất có thể, trước tiên bạn nên lựa chọn địa chỉ nhổ răng uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cũng như trang thiết bị hiện đại, được vô trùng cẩn thận. Ngoài ra, đừng quên rằng chế độ chăm sóc sau nhổ răng là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp vết thương mau hồi phục.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ sau khi nhổ răng:
- Nếu như cần sử dụng thuốc giảm đau, giảm sưng thì phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ.
- Sau khi nhổ răng, bạn cần tránh đánh răng hoặc súc miệng quá mạnh có thể gây tổn hại đến vết thương.
- Nếu như xuất hiện cảm giác đau nhức thì bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể chườm lạnh hoặc chườm nóng.
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt là giai đoạn 24h đầu sau khi mới nhổ răng. Tránh làm việc quá nặng nhọc hay hoạt động thể chất sẽ tác động lên vết thương.
- Sau khi nhổ răng xong bạn nên ăn thực phẩm mềm, dễ nhai, nuốt như cháo, bún, súp. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung các dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin, sắt để vết thương nhanh hồi phục.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.